Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 78 - 82)

3.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

3.2.1 Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

qua các đại lý của Google tại Việt Nam (công ty CleverAds, VCCorp…), đây là hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến qua biên giới mà bên cung cấp dịch vụ là cơng ty nước ngồi, vì thế gây khó khăn cho cơ quan thuế thì đánh thuế đối hoạt động này.

+ Quảng cáo qua banner: Đây là loại hình quảng cáo trong đó bên sử dụng dịch vụ quảng cáo đặt các banner quảng cáo sản phẩm trên trang web của bên cung cấp dịch vụ quảng cáo (ví dụ: quảng cáo trên các trang báo điện tử). Số tiền mà bên thuê quảng cáo phải trả cho bên cung cấp dịch vụ quảng cáo dựa trên số lần người xem click vào banner quảng cáo hoặc trả một mức phí cố định hàng tháng.

Việc cung cấp dịch vụ quảng cáo nói trên hồn tồn được thực hiện online trên internet, cơ quan thuế rất khó xác định được số lần người dùng click vào banner quảng cáo để ước tính doanh thu quảng cáo của người nộp thuế.

- Trò chơi trực tuyến

Hiện nay, loại hình kinh doanh game online đang diễn ra rất phổ biến. Các doanh nghiệp kinh doanh game online có thể tự sản xuất trò chơi hoặc mua bản quyền trị chơi từ nước ngồi, sau đó cung cấp trị chơi trên mạng. Người chơi muốn tham gia phải đăng ký thành viên (có thể mất phí hoặc miễn phí ban đầu), mua đồ, nâng cấp vật dụng sử dụng trong trị chơi thơng qua việc nạp tiền thật (bằng thẻ cào điện thoại) để mua tiền ảo, sử dụng tiền ảo để nâng cấp, mua bán. Ngoài ra, người chơi có thể thực hiện các giao dịch bán tài sản ảo kiếm được trong game cho người khác để thu tiền thật. Giá trị giao dịch cao nhất có thể lên đến hàng tỷ đồng (Nguyễn Chí Dũng, 2013, tr. 82 – tr. 88).

3.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

3.2.1 Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam Nam

Năm 2005 là năm TMĐT điện tử được hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử chính thức được Quốc hội thơng qua, sau đó khơng lâu, ngày 09/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về TMĐT với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng. Hiện nay, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP nêu trên đã được thay thể bởi Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT.

Ngày 23/02/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm bảo vệ và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an tồn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.

Ngày 08/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được thành lập tập trung vào việc hướng dẫn áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, đảm bảo những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

Ngày 10/11/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2010/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Đây là Thông tư đầu tiên quy định riêng cho trình tự, thủ tục nộp thuế bằng giao dịch điện tử, tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động thu thuế của Cơ quan quản lý thuế. Tuy nhiên, Thông tư này không áp dụng đối với giao dịch điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Một trong vấn đề quan trọng khác trong quản lý thuế đối với TMĐT là quản lý chứng từ mua bán, để có cơ sở tính doanh thu và tính thuế. Đa phần hóa đơn sử dụng trong hoạt động TMĐT được thể hiện dưới hình thức điện tử, trong khi đó hóa đơn điện tử vào thời điểm trước năm 2010 chưa được cơng nhận là hóa đơn điện tử

có giá trị pháp lý, là chứng từ thanh tốn trong hoạt động thương mại. Hóa đơn điện tử được ghi nhận và cơng nhận lần đầu tiên tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013. Tuy nhiên, hóa đơn điện tử lại được quy định cụ thể và đầy đủ tại một văn bản hướng dẫn riêng tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 về hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, cung ứng dịch vụ.

Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật riêng về vấn đề quản lý thuế trong hoạt động TMĐT mà còn rải rác ở các văn bản có liên quan như Luật Giao dịch điện tử năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) hay Luật thương mại năm 2005, Luật quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) và một số Nghị định, Thơng tư có liên quan. Về cơ bản, các sắc thuế hiện nay như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bao quát tương đối đầy đủ hoạt động thương mại, kể cả TMĐT.

- Nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT

Các giao dịch thương mại dù được thực hiện theo phương thức truyền thống hay giao dịch TMĐT thì đối tượng của giao dịch cũng rơi vào một trong ba hoặc cả ba đối tượng là hàng hố, dịch vụ và vốn. Theo thơng lệ quốc tế, giao dịch về vốn thường không bị áp thuế bởi vốn chưa tạo ra giá trị. Hiện tại, Việt Nam không áp thuế đối với các giao dịch về vốn cũng như các giao dịch chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Với đối tượng của giao dịch TMĐT là hàng hố thì Việt Nam đang áp thuế nhập khẩu, thuế GTGT. Ngoài ra, một số loại khác có thể áp thêm thuế TTĐB (ví dụ: thuốc lá, rượu..) , thuế bảo vệ mơi trường (ví dụ: xăng dầu, than đá…). Đối với hàng hóa nhập khẩu thì người nhập khẩu là đối tượng kê khai nộp các loại thuế này. Đối với hàng hoá được sản xuất, tiêu thụ trong nước thì trách nhiệm kê khai nộp thuế thuộc về người bán và tuỳ theo từng mặt hàng, với các loại thuế áp dụng là thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế bảo vệ mơi trường. Người bán hàng hố có thu nhập

nếu là tổ chức thì sẽ phải kê khai nộp thuế TNDN hoặc kê khai nộp thuế TNCN nếu là cá nhân. Với người bán hàng là cá nhân thì có thế được miễn nộp các loại thuế GTGT, TNCN nếu mức doanh thu cả năm không vượt quá 100 triệu đồng (Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh).

Với đối tượng của giao dịch TMĐT là dịch vụ, nghĩa vụ thuế cũng phân biệt dịch vụ được cung cấp trong nước và dịch vụ được cung cấp từ nước ngoài. Theo đó, đối với dịch vụ được cung cấp trong nước, dịch vụ đó phải chịu thuế GTGT, người bán là tổ chức phải chịu thuế TNDN, người bán là cá nhân chịu thuế TNCN. Đối với dịch vụ được cung cấp từ nước ngồi thì trách nhiệm kê khai, khấu trừ thuế tại nguồn được áp dụng đối với người mua ở Việt Nam là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh. Về phía người mua, khơng phân biệt dịch vụ được cung cấp ở nước ngoài hay trong nước, người mua dịch vụ là doanh nghiệp thì sẽ được tính giá trị dịch vụ vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu có hố đơn/chứng từ hợp pháp.

Hiện tại, Luật Quản lý thuế Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung một số Điều vào năm 2012) áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khi có phát sinh nghĩa vụ thuế từ các hoạt động thương mại hoặc hoạt động làm công, mua/bán tài sản, không phân biệt giao dịch thương mại theo phương thức truyền thống hay theo phương thức TMĐT. Do vậy, bất kể là doanh nghiệp hay cá nhân với vai trò là người bán, người cung cấp trong các giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế. Trong trường hợp người mua dịch vụ là tổ chức, doanh nghiệp, hoặc cá nhân kinh doanh ở trong nước thì họ cịn có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế nhà thầu nước ngoài thay cho nghĩa vụ của người cung cấp dịch vụ là tổ chức, cá nhân ở nước ngồi (Thơng tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam) (Nguyễn Văn Phụng, 2015).

Ngoài ra, riêng đối với giao dịch TMĐT có yếu tố nước ngồi (ví dụ: nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa là người nước ngồi hoặc máy chủ đặt tại nước ngoài…), khi xác định nghĩa vụ thuế cần căn cứ vào các Điều ước quốc tế mà Việt

Nam đã ký kết. Trường hợp Điều ước quốc tế có quy định khác với nội luật thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó. Điều ước quốc tế về thuế phổ biến nhất hiện nay là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Tính đến tháng 4/2017, Việt Nam đã ký kết 76 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới (sau đây gọi là Hiệp định). Theo quy định tại Điều 7 – Thu nhập từ kinh doanh, Hiệp định, trường hợp một doanh nghiệp nước thứ nhất có hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận tại một nước thứ hai, khoản lợi nhuận phát sinh tại nước thứ hai này sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước thứ hai nếu doanh nghiệp có cơ sở thường trú tại nước thứ hai. Điều này có nghĩa là, khi một doanh nghiệp nước ngồi có hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận tại Việt Nam, chỉ trong trường hợp doanh nghiệp đó có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì cơ quan thuế Việt Nam mới có quyền đánh thuế đối với phần lợi nhuận phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam theo quy định của nội luật Việt Nam.

Tiêu chí xác định hình thành cơ sở thường trú được quy định tại Khoản 5, Hiệp định và được nội luật hóa tại Việt Nam tại Khoản 3, Điều 2, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và các quy định khác liên quan. Thông thường, một doanh nghiệp nước ngồi được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi doanh nghiệp đó có một địa điểm kinh doanh cố định, hoặc một chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, kho hàng… tại Việt Nam. Trong thực tế xử lý thuế đối với một số trường hợp đặc biệt, cơ quan thuế gặp khó khăn khi xác định doanh nghiệp nước ngồi có cơ sở thường trú ở Việt Nam hay không. Trường hợp cơ quan thuế không chứng minh được doanh nghiệp nước ngồi đó khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam, Việt Nam sẽ khơng có quyền đánh thuế đối với lợi nhuận phát sinh tại Việt Nam của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)