Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 57 - 61)

2.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc

2.3.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Trung Quốc

a. Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Trên giác độ thuế, Trung Quốc cho rằng các giao dịch TMĐT và giao dịch thương mại truyền thống có cùng bản chất nhưng khác nhau về đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch và phương tiện giao dịch. Do đó, về cơ bản khơng có sự mâu thuẫn giữa hệ thống thuế hiện hành với các giao dịch TMĐT, hệ thống pháp luật thuế hiện hành vẫn có thể áp dụng đối với TMĐT.

Thu nhập chịu thuế đối với TMĐT bao gồm nhiều loại thu nhập khác nhau và phạm vi bao quát rộng hơn vì có sự khác nhau trong định nghĩa thu nhập chịu thuế của từng loại giao dịch. Do đó, dễ dẫn đến có những quan điểm khác nhau về cách xác định bản chất của các hoạt động chịu thuế của giao dịch TMĐT và cách đánh thuế đối với các hoạt động này. Để giải quyết vấn đề này và tăng cường hiệu lực của chính sách thuế, một số các quy định riêng cho TMĐT đã được Chính phủ Trung Quốc thực hiện trong những năm gần đây bao gồm:

- Năm 2008, cơ quan thuế ban hành hướng dẫn: các cá nhân mua tiền ảo qua mạng và bán lại cho người khác và thu được lợi nhuận phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập chịu thuế tương ứng với thu nhập nhận được từ việc chuyển giao tài sản.

- Năm 2010, Bộ Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc ban hành các biện pháp tạm thời để yêu cầu người bán hàng trực tuyến cung cấp tên thật và mã số đăng ký trên sàn TMĐT khi họ muốn mở một cửa hàng trên đó. Trước đây, người bán hàng có thể đăng ký bất kỳ tên gì họ muốn và khơng phải đăng ký mã số quản lý.

- Năm 2013, cơ quan thuế Trung Quốc ban hành hướng dẫn: Nhà cung cung cấp dịch vụ mạng và nhà cung cấp dung lượng mạng cùng chịu mức thuế suất 3% đối với lĩnh vực “bưu chính và viễn thơng” (trước đây thuế suất kinh doanh là 5% đối với lĩnh vực “dịch vụ”). Chính sách này đã cân nhắc tồn diện về các đặc tính riêng của dịch vụ mạng, là lĩnh vực có vai trị tích cực trong việc thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của TMĐT (Nguyễn Chí Dũng, 2013).

b. Chính sách thuế tạo thuận lợi để phát triển TMĐT qua biên giới

Với một đất nước mà nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu như Trung Quốc, quốc gia này ln có những động thái thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói chung, và hoạt động xuất khẩu thông qua TMĐT cũng không phải là ngoại lệ.

Để tăng cường giám sát việc bn bán hàng hóa trực tuyến, giám sát tốt hơn về an toàn sản phẩm và tạo điều kiện cho việc hoàn thuế xuất khẩu đối với thương mại điện tử, năm 2012, Uỷ ban Cải cách và Phát triển quốc gia, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Tổng cục Hải quan và các cơ quan khác đã cùng nhau ban hành Thông tư về Đẩy mạnh Phát triển TMĐT lành mạnh và nhanh chóng, xúc tiến các cổng điện tử địa phương tại các thành phố trình diễn có liên quan và đưa ra các kế hoạch thí điểm cho thương mại điện tử xuyên biên giới. Trung Quốc đưa 8 thành phố lớn là nơi thí điểm đẩy mạnh hoạt động TMĐT qua biên giới, bao gồm: Thượng Hải, Hàng Châu, Ninh Ba, Trịnh Châu, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thẩm Quyến và Thiên Tân. Ngồi tám thành phố thí điểm này đã được Hội đồng Nhà nước chấp thuận, các khu vực mậu dịch tự do, chẳng hạn như khu thương mại tự do Phúc Kiến và các thành phố phù hợp như Nam Kinh, Thanh Đảo, Yên Đài và Trường Xuân, cũng có thể xuất khẩu bán lẻ TMĐT xuyên biên giới (Hong Kong Means Business, 2016).

Ngày 30/12/2013, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phối hợp với cơ quan quản lý thuế ban hành Thơng tư số 89 về chính sách thuế cho xuất khẩu bán lẻ hàng hóa TMĐT xuyên biên giới, có hiệu lực kể từ 1/1/2014. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu bán lẻ TMĐT sẽ được hoàn thuế GTGT và thuế tiêu thụ nếu đáp ứng được các điều kiện:

- Là người đóng thuế và có giấy xác nhận được giảm hoặc miễn thuế bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Có tờ khai hàng hóa xuất khẩu (chỉ dùng cho mục đích hồn thuế xuất khẩu) đối với hàng hóa xuất khẩu. Thơng tin trên tờ khai này phải tương thích với các thông tin điện tử đi kèm;

- Đã nhận được ngoại tệ đối với hàng xuất khẩu trước khi hết hạn thời gian ghi trong tờ khai hoàn thuế (miễn thuế);

- Nếu đó là doanh nghiệp ngoại thương thì cần có hóa đơn GTGT và biên lai thu thuế TTĐB dành cho hàng xuất khẩu đã mua (hoặc hóa đơn thanh tốn thuế GTGT và biên lai thu thuế TTĐB dành cho hàng nhập khẩu). Các nội dung trong hóa đơn phải phù hợp với các thơng tin liên quan trong tờ khai xuất khẩu.

c. Đào tạo nhân lực quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Cơ quan thuế Trung Quốc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về TMĐT nhằm trang bị cho cán bộ thuế kiến thức về TMĐT cũng như sự tác động của hoạt động TMĐT đến công tác quản lý thuế. Một trong những yêu cầu cần phải có đối với cán bộ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là phải có kỹ năng phân tích dữ liệu bán hàng thông qua theo dõi phần mềm, dữ liệu qua hệ thống hóa đơn điện tử và các nguồn dữ liệu khác. Vì vậy, ngay từ khi tuyển dụng cán bộ cơng tác tại bộ phận quản lý thuế TMĐT, cơ quan thuế đã đặt ra yêu cầu về trình độ cơng nghệ thông tin bên cạnh kiến thức về quản lý thuế.

Ngoài ra, với sự phát triển của TMĐT, ngày càng nhiều các tài liệu, hồ sơ được lưu trữ qua các phương tiện điện tử, cơ quan thuế gặp nhiều thách thức trong việc thu thập bằng chứng để nhận diện người dùng trong thế giới mạng, qua đó các dấu vết thanh tra giao dịch cũng dễ bị thất lạc. Kỹ thuật điều tra tội phạm máy tính cũng đã và đang phát triển, đóng vai trị như một cơng cụ khơng thể thiếu trong việc thực thi pháp luật, bao gồm cả công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Các cán bộ thanh tra, điều tra thuế phải nắm bắt được các quy định và yêu cầu pháp luật liên quan đến việc thu thập bằng chứng từ máy tính và làm thế nào để bảo mật các bằng chứng đó nhằm đảm bảo các bằng chứng được đầy đủ và có tính liên tục; và những quy trình

kỹ thuật nào nên được sử dụng trong việc sao chép các ổ đĩa cứng hoặc các thiết bị lưu trữ nhằm ngăn ngừa nhẵng biện minh về việc giả mạo bằng chứng. Với lý do đó, hằng năm, cán bộ thanh tra thuế TMĐT ở Trung Quốc sẽ được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về điều tra tội phạm máy tính, trong đó bao gồm kỹ thuật phục hồi bằng chứng thu thập từ máy tính. Những khóa đào tạo này cung cấp cho cán bộ thuế những kiến thức kỹ thuật cần thiết, làm thế nào để khôi phục, xác thực và phân tích những bằng chứng số một cách thích hợp bằng việc sử dụng các công cụ điều tra tội phạm máy tính.

Ngồi ra, để giúp cán bộ thuế bắt kịp xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh TMĐT, cơ quan thuế Trung Quốc cũng thường xuyên cử cán bộ tham gia quốc tế về thuế trong khu vực và trên thế giới. Nhìn chung, cơ quan thuế Trung Quốc luôn chú trọng mục tiêu trang bị cho cán bộ thuế đầy đủ kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp nhằm giúp họ quản lý thuế tốt hơn đối với hoạt động TMĐT, tránh thất thu thuế đối với loại hình kinh doanh này và từ đó đảm bảo quản lý cơng bằng như đối với hoạt động thương mại truyền thống.

d. Trao đổi thơng tin với cơ quan thuế nước ngồi

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, một trong những nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cần tập trung giải quyết các vấn đề về thi hành quyền đánh thuế theo quốc gia. Bởi vì, mỗi quốc gia đều bị giới hạn bởi biên giới và có một hệ thống pháp luật về thuế riêng, trong khi đó, TMĐT là giao dịch trong không gian ảo, biến cả thế giới trở thành một thị trường lớn. Chính vì vậy, việc phân định quyền đánh thuế giữa các quốc gia là rất cấp bách. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu, cần có tiêu chí để xác định cơ sở thường trú trong giao dịch TMĐT và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, hợp tác giữa các quốc gia để tránh những xung đột với các nước khác trên thế giới cũng như tránh đánh thuế trùng đối với các giao dịch qua internet.

Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hợp tác quốc tế về thuế với các quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là mạng lưới hơn 100 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần song phương với các nước, trong đó có điều khoản cho phép cơ quan thuế hai nước trao

đổi thông tin phục vụ cho cơng tác quản lý thuế của mình (SAT, 2017). Trường hợp cơ quan thuế cần xác minh thơng tin về nhà cung cấp nước ngồi nói chung và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ TMĐT nói riêng, cơ quan thuế Trung Quốc sẽ đề xuất cơ quan thuế của nước đối tác hiệp định phối hợp xác minh, từ đó phục vụ tốt nhất cho cơng tác quản lý thuế trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)