Triển khai quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 82 - 88)

3.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

3.2.2 Triển khai quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

- Đăng ký thuế

Việc đăng ký thuế được thực hiện với tất cả các đơn vị, tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các cá nhân nộp thuế theo Luật thuế TNCN. Các đối tượng này phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế nộp cho cơ quan thuế. Các

doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp mã số thuế tại Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Các cá nhân, hộ kinh doanh thực hiện đăng ký mã số thuế tại Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế đăng ký thuế tại cơ quan quản lý thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở. Riêng đối với cá nhân nộp thuế thu nhập thông qua cơ quan chi trả thu nhập thì nộp tờ khai đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tập hợp để nộp cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế chậm nhất không quá 5 ngày đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại các Cục Thuế và 10 ngày đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại các Chi cục Thuế, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp mã số thuế hợp lệ.

Đối với các doanh nghiệp có trình độ ứng dụng Cơng nghệ thơng tin cao, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có thể lựa chọn việc đăng ký thuế qua mạng khi đăng ký thuế cho cá nhân. Tổ chức chi trả thu nhập sẽ nộp tờ khai đăng ký thuế vào ứng dụng và kết xuất file dữ liệu tải lên website hoặc qua đĩa mềm gửi cho cơ quan thuế, sau đó in bảng kê đăng ký thuế từ dữ liệu đã được nhập và ứng dụng, ký xác nhận và gửi cho cơ quan thuế trên địa bàn rồi gửi về Tổng cục Thuế. Sau khi nhận, xử lý và cấp mã số thuế tập trung theo từng địa bàn tỉnh, thành phố, Tổng cục Thuế sẽ gửi trả lại dữ liệu mã số thuế cho các Cục Thuế, trên cơ sở đó, mỗi chi cục Thuế trực thuộc sẽ nhận lại dữ liệu mã số thuế để truyền về cho các tổ chức chi trả trên địa bàn, kịp thời thông báo cho các cá nhân đăng ký.

- Khai, nộp thuế

Hiện nay, hệ thống khai và nộp thuế điện tử đã được triển khai trên phạm vi cả nước và cơ bản đảm bảo hạ tầng cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế thực hiện khai và nộp thuế điện tử. Cụ thể, hệ thống khai thuế qua mạng của ngành thuế được triển khai từ năm 2009 theo mơ hình tập trung tại Tổng cục Thuế. Người nộp thuế tại các Chi cục Thuế và Cục Thuế đã triển khai khai thuế qua mạng có thể vào cổng khai thuế qua mạng của cơ quan Thuế để thực hiện khai và ký điện tử lên các tờ khai gửi cho cơ quan Thuế theo yêu cầu.

Về cơ bản, hệ thống khai thuế qua mạng đã đáp ứng được yêu cầu của người nộp thuế nhất là trong thời gian cao điểm (tháng, quý, năm), trường hợp xảy ra sự cố đã kịp thời thông báo và hỗ trợ người nộp thuế, đồng thời gia hạn thêm thời gian khai và nộp thuế. Hệ thống khai thuế qua mạng đã đem lại nhiều lợi ích cho cả người nộp thuế, cơ quan Thuế, ngân hàng… như giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực thực hiện, góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh trong nước và giảm thời gian khai và nộp thuế theo đánh giá của Ngân hàng thế giới.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử. Đây là dịch vụ cho phép người nộp thuế lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và được Ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế trực tuyến, giúp doanh nghiệp nộp thuế tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet, truy cập Cổng thơng tin điện tử của cơ quan thuế để xem, in, tải về các thơng báo, giấy nộp tiền điện tử.

Tính đến tháng 4/2016, hệ thống nộp thuế điện tử đã triển khai cho 63 tỉnh, thành phố, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan Thuế trên 506 nghìn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 95,38% so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Tổng số hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận đạt trên 31 triệu hồ sơ, tổng số giao dịch nộp tiền vào ngân sách nhà nước đạt trên 968 nghìn lượt giao dịch và tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước đạt trên 149 nghìn tỷ đồng (Nguyễn Xuân Tú, 2016).

- Quản lý thông tin người nộp thuế

Quản lý tốt thông tin người nộp thuế TMĐT là một yêu cầu quan trọng để quản lý thuế tốt hoạt động TMĐT. Bước đầu tiên là thu thập thông tin người nộp thuế TMĐT. Năm 2012, Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đặt tại Tổng cục và bộ phận thường trực tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổ cơng tác có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thơng tin về các loại hình kinh doanh TMĐT nhằm nhận diện các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam; xây dựng hồ sơ để tiến hành phân tích rủi ro và lựa chọn các doanh nghiệp có doanh thu lớn, rủi ro cao để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Theo hướng này, một số Cục Thuế lớn đã tiến hành

thanh tra, kiểm tra thí điểm các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT, điển hình như: Quảng cáo trực tuyến, trị chơi trực tuyến, dịch vụ thẻ cào, bán hàng qua mạng… nhằm xác định các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Hiện nay, Tổ công tác nghiên cứu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT vẫn tồn tại ở Tổng cục Thuế. Ở cấp độ địa phương, tức Cục Thuế và Chi cục Thuế chưa có bộ phận chuyên trách để thu thập, tổng hợp, nghiên cứu thông tin về người nộp thuế TMĐT.

- Xử lý nợ thuế

Việc theo dõi, nắm bắt, phân loại đối tượng và đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế, được gọi chung là quản lý nợ thuế hay xử lý nợ thuế. Từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực vào năm 2006, cùng với việc ngành Thuế triển khai mơ hình quản lý theo chức năng, công tác quản lý nợ đã được tập trung về một đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đôn đốc thu hồi kịp thời nguồn thu cho ngân sách, tránh nợ đọng kéo dài. Tại Tổng cục Thuế có Vụ Quản lý và cưỡng chế nợ thuế, Tại Cục Thuế có Phịng Quản lý nợ thuế, tại Chi cục Thuế có Đội Quản lý nợ thuế, trừ một số Chi cục Thuế có quy mơ nhỏ. Quy trình quản lý nợ thuế gồm các bước: gửi thông báo đôn đốc nộp nợ thuế; thơng báo số tiền phạt chậm nộp thuế; phân tích tình trạng nợ thuế; lập kế hoạch thu nợ; thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế; báo cáo kết quả thu nợ. Các biện pháp cưỡng chế thuế được áp dụng theo trình tự: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thuế tại Kho bạc, ngân hàng, các tổ chức tín dụng; khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của đối tượng nộp thuế; kê biên tài sản của đối tượng nợ thuế; kê biên tài sản của người thứ ba nắm giữ; dừng làm thủ tục hải quan; thu hồi mã số thuế; đình chỉ cung cấp hóa đơn; thu hồi giấy phép.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý nợ thuế đã từng phần được tin học hóa để đảm bảo theo dõi được số thuế nợ, tiền phạt chậm nộp của người nộp thuế cũng như các biện pháp mà cơ quan thuế đã áp dụng để đôn đốc thu nợ. Năm 2010, ngành Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên phạm vi cả nước ứng dụng quản lý nợ cấp Chi cục Thuế. Từ năm 2008 đến 2010, mỗi năm tồn ngành đã thu trên 75% nợ thuế có khả năng thu và phân loại, có biện pháp xử lý giảm ít nhất 25% nợ khó thu và nợ chờ xử lý của nợ năm trước chuyển sang (Nguyễn Thị Thùy

Dương, 2011). Tuy nhiên, ngành Thuế hiện chưa theo dõi nợ thuế riêng đối tượng kinh doanh TMĐT.

- Kiểm tra, thanh tra người nộp thuế

Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007 đã chi phối quy trình thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế từ năm 2007 đến nay. Việc thanh tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, cùng với việc đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế theo ngun tắc có rủi ro thì mới thanh tra, do vậy đã thu hẹp được diện người nộp thuế phải thanh tra và chỉ tập trung vào thanh tra doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng hoặc thanh tra với các đối tượng nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại tố cáo; thanh tra theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có hoạt động TMĐT như sau: Trong năm 2012, Cục Thuế TP. Hà Nội đã thu thập hồ sơ và khảo sát thông tin của 26 doanh nghiệp kinh doanh TMĐT trong tổng số khoảng 201 doanh nghiệp kinh doanh TMĐT trên địa bàn Hà Nội, từ đó đã ra quyết định thanh tra, kiểm tra đối với 08 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, cơ quan thuế đã giảm số thuế GTGT được khấu trừ 2,7 tỷ đồng; giảm lỗ 26,6 tỷ đồng và truy thu 8,7 tỷ đồng. Tương tự tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 đã thanh tra 09 doanh nghiệp, qua đó đã kiến nghị giảm lỗ 2,5 tỷ và truy thu 1,8 tỷ đồng. Trong năm 2013, Tổng cục Thuế trực tiếp thanh tra 4 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT và đã truy thu trên 80 tỷ đồng. Năm 2015, Tổng cục Thuế đã hướng dẫn Cục Thuế TP. Hà nội truy thu khoảng 3 tỷ đồng tiền thuế GTGT và TNCN của một cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh cho thuê game để đặt quảng cáo, game được tải miễn phí trên các chợ ứng dụng Apple Store, Google Play… (Nguyễn Xuân Tú, 2016).

- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về thuế

Tranh chấp thuế là tranh chấp hành chính có liên quan đến quyết định thu thuế và quyết định xử phạt đối với người nộp thuế. Hiện nay, tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp thuế bằng khiếu nại theo Luật Khiếu nại, Luật Quản lý thuế và các văn

bản hướng dẫn thi hành. Cơ quan giải quyết tranh chấp là Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

Hiện nay, đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, do đây là một loại hình kinh doanh tương đối mới, cơ quan thuế mới chỉ chú trọng đến các khâu quản lý thuế như: đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, kiểm tra thanh tra người nộp thuế… Về nội dung giải quyết khiếu nại, tranh chấp về thuế, hiện chưa có nhiều trường hợp phát sinh tiêu biểu trong thực tế.

- Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế

Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế dễ dàng nắm được các quy định của luật thuế và những thay đổi về chính sách thuế, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước một cách nhanh chóng, chính xác. Kể từ khi Luật quản lý thuế ra đời áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì hoạt động hỗ trợ người nộp thuế càng trở nên quan trọng.

Hiện nay, dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế kinh doanh TMĐT khơng có gì khác biệt dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế kinh doanh truyền thống. Nội dung dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế gồm có: dịch vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, hướng dẫn người nộp thuế tiếp cận các văn bản pháp quy, hướng dẫn mẫu biểu; cung cấp thông tin để người nộp thuế có thể thực hiện nghĩa vụ thuế một cách thuận tiện, nhanh chóng. Các phương thức hỗ trợ người nộp thuế gồm có: tư vấn trực tiếp, trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế; tư vấn qua điện thoại; tư vấn bằng văn bản; tổ chức đối thoại với người nộp thuế; tổ chức tập huấn về chế độ chính sách và thủ tục hành chính thuế; cung cấp thơng tin chính sách thuế trên các trang web; tuyên truyền qua các phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình…

Ngồi ra, Tổng cục Thuế cũng đang triển khai các dự án phục vụ công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp như triển khai ứng dụng phần mềm Hỗ trợ kê khai; triển khai thí điểm ứng dụng nộp hồ sơ khai thuế qua mạng; triển khai dự án xây dựng Trung tâm Hỗ trợ người nộp thuế; triển khai hệ thống ki-ốt điện tử hỗ trợ người nộp thuế khai thác thông tin về thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 82 - 88)