Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 49 - 53)

2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

2.2.2 Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Hàn Quốc

a. Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Là một trong những nước có tiềm năng thu hút đầu tư của các nhà phân phối, bán lẻ toàn cầu lớn trên thế giới, Hàn Quốc đã mở rộng các quy định về giá trị tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), trong đó đánh thuế đối với những nội dung số hóa dành cho khách hàng là người Hàn Quốc. Kể từ ngày 1/7/2015, các nhà cung cấp dịch vụ điện tử ở nước này sẽ bị tính 10% thuế GTGT trên doanh số bán hàng cho khách hàng là người Hàn Quốc, bất kể họ có hiện diện tại Hàn Quốc hay không.

Cụ thể là, các nhà cung cấp dịch vụ điện tử và nhà cung cấp trung gian thứ ba đều có trách nhiệm nộp thuế. Ví dụ: Bên thứ ba là các nhà hoạt động thị trường ứng dụng như Google Play và Apple sẽ phải thanh toán tiền thuế GTGT cho phần doanh thu phát sinh của mình. Trước đây, các nhà cung cấp nội địa phải chịu 10% tiền thuế GTGT, trong khi các nhà cung cấp ở nước ngồi thì khơng phải trả thuế GTGT. Trong trường hợp này có sự bất bình đẳng giữa các nhà cung cấp, vì vậy các cơ quan hữu quan đang cố gắng để tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể trong và ngoài nước trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Ngoài, một số điểm chính trong quy định mới này là:

Một là, đơn giản hóa quy trình đăng ký kinh doanh. Cơ quan thuế Hàn Quốc

sẽ giảm thiểu các thủ tục đăng ký và cụ thể hóa các yêu cầu tại trang điện tử của cơ quan thuế. Các đơn vị kinh doanh có thể tải mẫu đăng ký trên trang điện tử http://nts.go.kr/eng và nộp thông qua thư điện tử. Đối với những doanh nghiệp có ngày hoạt động đầu tiên vào trước 1/7/2015 thì người nộp thuế có thể làm thủ tục đăng ký với cơ quan thuế vào ngày 20/7/2015 (trong trường hợp này, các hoạt động kinh doanh được coi là bắt đầu từ ngày 1/7/2015 và người trả thuế có 20 ngày để hồn thành thủ tục đăng ký này).

Hai là, tiền nộp thuế GTGT: không sử dụng đồng Won của Hàn Quốc. Việc

thanh tốn các dịch vụ TMĐT có thể thực hiện bằng đồng ngoại tệ, số lượng tiền thanh toán nên được chuyển thành đồng Won theo tỷ giá ngoại tệ cơ bản kể từ ngày cuối cùng của giai đoạn tính thuế liên quan.

Ba là, biện pháp phạt nếu chưa thực hiện nộp thuế GTGT: nếu doanh nghiệp

đã nộp tờ khai thuế GTGT nhưng khơng thanh tốn đúng hạn thì đơn vị đó sẽ phải chịu phạt 3% phần thuế GTGT chưa thực hiện cùng với thuế phạt bổ sung là 1,2% mỗi tháng kể từ ngày hết hạn (Đại học Tài chính Marketing, 2015)

b. Thu thập và xử lý thông tin người nộp thuế

Cơ quan thuế Hàn Quốc thực hiện thu thập và xử lý thông tin người nộp thuế tham gia hoạt động TMĐT thông qua các hoạt động:

- Quản lý một cách hệ thống nguồn thu thuế tại sàn giao dịch TMĐT

Sàn giao dịch TMĐT là nơi có các gian hàng trực tuyến trên mạng Internet mà người bán và người mua có thể trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ. Nhà điều hành các sàn giao dịch TMĐT cung cấp thị trường để giao dịch hàng hóa và thu phí từ người bán hàng. Cơ quan quản lý thuế Hàn Quốc quản lý nguồn thu thuế một cách hệ thống bằng việc thường xuyên thu thập dữ liệu về hoạt động mua bán của những người bán hàng trực tuyến từ nhà điều hành sàn giao dịch TMĐT và đối chiếu, kiểm tra với nội dung tờ khai thuế của người nộp thuế.

- Xây dựng hệ thống phân tích 24/7

Tại một thị trường có tốc độ phát triển TMĐT nhanh chóng như ở Hàn Quốc cùng với những cơ chế tránh thuế đang ngày càng tinh vi, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống phân tích và giám sát 24/7. Hiện nay, nước này đang thu thập thông tin về xu hướng phát triển TMĐT cũng như các nguồn thu từ hoạt động này từ các cơ quan liên quan, cụ thể như sau:

+ Thu thập thơng tin do nhóm TMĐT do Ủy ban công bằng thương mại (Fair Trade Commission) xây dựng (http://ftc.or.kr)

+ Kiểm tra khối lượng giao dịch TMĐT bằng việc thu thập các thông tin về TMĐT và các gian hàng trực tuyến của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc

+ Thu thập báo cáo của Hiệp hội quản lý gian hàng trực tuyến tại Hàn Quốc và hoạt động của các thành viên trong Hiệp hội.

Thơng qua việc thường xun tìm kiếm các trang web do doanh nghiệp tự phát triển hoặc các trang web mà phương tiện truyền thông phản ánh là có vấn đề, cơ quan thuế cần chỉ ra được loại giao dịch, các phương thức thanh toán và dự tính được số lượng người truy cập vào các địa chỉ web thông qua việc sử dụng các các cơng cụ phân tích, xếp hạng. Dựa vào thơng tin này, cơ quan thuế có thể xác định được nguồn thu thuế đối với các loại giao dịch mới,

Ngoài ra, bằng việc thường xuyên thu thập và phân tích dữ liệu thuế như ngày giao dịch, đại lý giao dịch và thông tin chi tiết về giao dịch từ các tổ chức thanh toán và các nhà điều hành sàn giao dịch TMĐT, cơ quan thuế sẽ phát hiện ra các nghi vấn trốn thuế của người nộp thuế. Đồng thời, cơ quan thuế Hàn Quốc cũng tập trung thu thập và sử dụng dữ liệu từ các công ty giao hàng và các đại lý quảng cáo (Trung Kiên, 2013).

c. Thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT

Cơ quan thuế Hàn Quốc có Phịng quản lý nguồn thu từ TMĐT (sau đây gọi là Phòng TMĐT), chịu trách nhiệm quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT của các tổ chức, cá nhân. Phòng TMĐT gồm 15 cán bộ trực thuộc Vụ thuế thu nhập cá nhân, do trong giai đoạn hiện nay các giao dịch TMĐT B2B đã được kiểm soát tương đối tốt, những rủi ro về thuế chủ yếu từ hoạt động giao dịch TMĐT B2C và C2C nên cần quan tâm đặc biệt và tăng cường quản lý.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cịn có Trung tâm chống trốn thuế công nghệ cao, chịu trách nhiệm điều tra các trường hợp trốn thuế trong lĩnh vực TMĐT. Trung tâm chống trốn thuế trực thuộc Cục Thuế vùng Seoul, bao gồm 30 cán bộ, trong đó 15 cán bộ công nghệ thông tin, các Cục Thuế vùng cịn lại có 8 cán bộ cơng nghệ thơng tin chuyên trách, hỗ trợ.

Hoạt động của Trung tâm chủ yếu nhằm phát hiện các trường hợp trốn thuế, thu thập chứng cứ để đấu tranh chống trốn thuế trong lĩnh vực TMĐT. Cơ quan thuế phát hiện các trường hợp trốn thuế trong lĩnh vực TMĐT như:

- Phát hiện các trang blog đóng vai trị trung gian mua bán trên mạng Internet nhưng trốn tránh việc khai báo các khoản phí thu được. Các blogger là chủ trang

blog hoặc café internet có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng mạng, đóng vai trị trung gian cho nhiều lượt giao dịch thông qua các trang blog, café internet của mình. Thơng thường, các blogger sẽ nhận khoản phí 5% trong tổng số tiền giao dịch, thù lao cho việc sắp xếp giao dịch mua bán từ các công ty bán hàng thông qua tài khoản cá nhân dưới danh nghĩa của con cái, họ hàng nhằm tránh việc phải kê khai thu nhập.

- Phát hiện các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán các món đồ sử dụng trong trò chơi trực tuyến: tổ chức, cá nhân bán các vật phẩm trong trò chơi trực tuyến thông qua các trang môi giới vật dụng đồ chơi với giá từ 10 nghìn won đến 10 triệu won tùy theo mức độ hiếm có của món đồ. Tiền bán sản phẩm được chuyển vào tài khoản cá nhân để tránh phải kê khai thu nhập.

Cơ quan thuế Hàn Quốc đưa ra các biện pháp để hạn chế trốn thuế TMĐT bao gồm:

- Kiểm tra việc khai sai doanh thu khi thanh toán bằng tài khoản ngân hàng: Trong các giao dịch trực tuyến, việc thanh tốn được thực hiện thơng qua tài khoản ngân hàng, có rất nhiều doanh nghiệp khai sai doanh thu khi khai thuế. Bằng cách kiểm tra số tài khoản được công bố trên web hoặc thực hiện một đơn đặt hàng giả và sau đó tiến hành xác minh giao dịch tài chính, cơ quan thuế có thể xác định liệu doanh thu có kê khai sai hay khơng.

- Nhận biết doanh thu thông qua dữ liệu ngân hàng:

Trong TMĐT, do đơn đặt hàng và hợp đồng được thực hiện trực tuyến và sau đó hàng hóa được qua công ty giao hàng, cơ quan thuế có thể biết được liệu doanh thu có khai sai hay khơng bằng cách so sánh dữ liệu về doanh thu của công ty cần kiểm tra với dữ liệu của công ty giao hàng.

- Sử dụng dữ liệu phân tích khách hàng:

Các doanh nghiệp TMĐT xây dựng cơ sở dữ liệu về tất cả các giao dịch, sử dụng thông tin cá nhân về khách hàng như giới tính, tuổi tác, địa chỉ, thơng tin về số lượng, lịch sử mua hàng và khuynh hướng mua hàng như dữ liệu tiếp thị và các

khoản thưởng cho khách hàng dựa trên số lượt mua sắm. Cơ quan thuế có thể sử dụng điểm thưởng và giá chiết khấu làm cơ sở dữ liệu tính thuế.

- Sử dụng dữ liệu trên máy chủ (database server):

Hầu hết các doanh nghiệp TMĐT đều có máy chủ chứa cơ sở dữ liệu nhằm kết nối giữa thơng tin về hàng hóa tồn kho và lượng hàng hóa tiêu thụ thơng qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến và quản lý cơ sở dữ liệu. Toàn bộ cơ sở dữ liệu tính thuế gồm thơng tin về người sử dụng TMĐT, lịch sử mua hàng và thông tin thanh tốn như thẻ tín dụng, chi tiết về hàng tồn kho và việc giao hàng được tích hợp và quản lý bởi máy chủ, do đó cơ quan thuế cần kiểm tra dữ liệu trên máy chủ của người nộp thuế.

Về quy trình điều tra thuế đối với giao dịch TMĐT: đối với giao dịch TMĐT, quy trình điều tra thuế được áp dụng đồng nhất với các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình kinh doanh thương mại khác, tuy nhiên q trình điều tra này có thể được hỗ trợ bởi các ứng dụng công nghệ thông tin như: thu thập dữ liệu điện toán sử dụng phương pháp kỹ thuật điều tra tội phạm kỹ thuật số; phục hồi các tệp tin bị xóa trong máy tính, đọc các file đặt mã khóa, thu thập email; thu thập cơ sở dữ liệu kế toán của hệ thống quản lý kế toán; thu thập, phân tích dữ liệu hội viên của hệ thống quản lý kinh doanh, dữ liệu đăng nhập của từng hội viên, dữ liệu mua bán trực tuyến (Trung Kiên, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)