1.2 Tổng quan về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
1.2.2.5 Thách thức trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
Các thách thức mà cơ quan thuế gặp phải trong quá trình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT bao gồm:
- Thách thức trong thu thập thông tin người nộp thuế:
Hoạt động TMĐT chủ yếu được thực hiện trong môi trường Internet nên cơ quan thuế rất khó theo dõi, thu thâp thơng tin người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động TMĐT. Internet và TMĐT đã làm giảm đáng kể và loại bỏ dần những đơn vị trung gian trong hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và cung cấp thông tin. Sự
phát triển của TMĐT giúp cho người sản xuất có thể bán và phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, hay người sử dụng có thể khai thác các thơng tin tài chính trên internet mà khơng cần đến trung gian là các ngân hàng, các tổ chức tài chính. Với tính chất dễ dàng tạo lập và xóa bỏ thông tin giao dịch, sử dụng phương thức bán hàng trực tiếp không qua trung gian khiến cho cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn trong việc truy lần dấu vết giao dịch, khó khai thác, tìm kiếm thơng tin liên quan đến hoạt động thương mại của người nộp thuế.
- Sự ra đời các loại hình kinh doanh TMĐT mới:
Với sự phát triển, đổi mới không ngừng của khoa học công nghệ đã tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại, làm xuất hiện nhiều sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mới, thay đổi phương thức phân phối hàng hóa, dịch vụ và cách thức hoàn thành một giao dịch TMĐT. Truyền thông kỹ thuật số đã tạo ra một nền tảng kỹ thuật số tích hợp, qua đó một loạt các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ dưới hình thức kỹ thuật số được mua bán, trao đổi ngày càng nhiều, ví dụ như: sách báo, tạp chí điện tử, trị chơi, phần mềm, game…. Ngoài ra, sự phát triển của TMĐT đã tạo ra các hình thức kinh doanh mới như: đấu giá trực tuyến, đấu giá ngược, cộng đồng ảo…Việc đánh thếu đối với các sản phẩm, dịch vụ cũng như các mơ hình kinh doanh mới gây nhiều khó khăn, lúng túng cho cơ quan thuế do chưa có tiền lệ xử lý và thiếu cơ sở pháp lý đầy đủ làm cơ sở quản lý thuế.
- Thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý thuế các giao dịch TMĐT phi biên giới: TMĐT có tính phi biên giới, các luồng giao dịch được thực hiện mang tính tồn cầu. Việc đánh thuế đối với các giao dịch qua biên giới là một trong những vấn đề mang tính thách thức nhất của cơ quan thuế khi nhà cung cấp dịch vụ TMĐT có trụ sở tại một nước và việc tiêu dùng dịch vụ diễn ra ở một nước khác. Các cơ quan thuế có thể gặp khó khăn trong việc phân chia quyền đánh thuế giữa các nước cũng như băn khoăn khi lựa chọn đánh thuế theo nguyên tắc xuất xứ (đánh thuế tại nơi phát sinh thu nhập) hay nguyên tắc điểm đến (đánh thuế tại nơi tiêu dùng dịch vụ).
Ngày nay, TMĐT phát triển với tốc độ “vũ bão”. Các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có đội ngũ cán bộ thơng tin mạnh, dễ dàng thực hiện các hành vi che dấu, không kê khai đầy đủ thu nhập với cơ quan thuế. Việc trao đổi thông tin trong TMĐT được các doanh nghiệp mã hóa khiến cho cơ quan thuế nếu có truy lần được thơng tin thì cũng khó giải mã thơng tin để xem được các nội dung bên trong. Sự phát triển của TMĐT như hiện nay đòi hỏi cơ quan thuế phải có sự đầu tư về cơng nghệ, hạ tầng cơ sở và thay đổi về đội ngũ, phương thức thanh tra, kiểm tra, đồng thời trang bị kỹ năng CNTT cơ bản và chuyên sâu cho cán bộ phụ trách quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT (Nguyễn Chí Dũng, 2013).
CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Trong Chương 2, Luận văn tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Do nguồn thơng tin có hạn, Luận văn tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan – đây là các nước châu Á có nhiều điểm tương đồng và có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam. Xét về quy mơ, các nước này có doanh thu TMĐT lớn hơn nhiều lần so với Việt Nam, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đứng trong top 7 nước có doanh thu TMĐT lớn nhất thế giới theo thống kê của eMarker, còn Thái Lan là được coi là nước có thị trường TMĐT phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy công tác quản lý thuế TMĐT ở các nước này vẫn chưa giải quyết triệt để các thách thức như chưa quản lý được tồn bộ đối tượng có thu nhập từ hoạt động TMĐT, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh theo mơ hình C2C, vấn đề người nộp thuế cố tình che dấu, xóa dấu vết giao dịch TMĐT…, tuy nhiên, về cơ bản, hoạt động quản lý thuế ở các nước này đã phát huy hiệu quả và có nhiều điểm tiến bộ mà cơ quan thuế Việt Nam cần học tập. Nội dung Chương 2 sẽ tập trung nghiên cứu một số quy định pháp lý quản lý thuế đặc thù, cách thức cơ quan thuế các nước quản lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT, phương thức thu thập thông tin người nộp thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra người nộp thuế…
Thông tin về kinh nghiệm của 4 nước trên được chọn lọc, tổng hợp từ nguồn Báo cáo khảo sát của Tổng cục Thuế ở Nhật Bản năm 2012 và ở Thái Lan năm 2013; một số bài viết chuyên ngành trên Tạp chí Tài chính nghiên cứu về quản lý thuế TMĐT; báo cáo tại các hội nghị về quản lý thuế TMĐT do Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức và nguồn tài liệu trên Internet.