Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 30)

1.2.6.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài a. Rủi ro do môi trường kinh doanh

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước và các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh (về vốn, quy mô, công nghệ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ) khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.

Hàng lậu, hàng giả làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,…là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.

Sự cạnh tranh và lợi nhuận kỳ vọng đối với các nhà đầu tư làm chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác. Việc thiếu quy hoạch và điều tiết hợp lý của Nhà

nước dẫn đến sự gia tăng vốn đầu tư quá mức vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

b. Rủi ro do môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, các chính sách quản lý kinh tế thường thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp lý chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam, khiến nhiều thành phần kinh tế không điều chỉnh kịp thời phương án kinh doanh.

Tuy hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã được Luật hóa trong các văn bản Luật và các văn bản pháp lý của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nhưng trong thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại cho thấy vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Công tác ban hành văn bản pháp luật chưa thật sự có hiệu quả, cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của mỗi ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp. Mỗi năm, Quốc hội thông qua hàng chục văn bản luật đề cập nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Các luật, bộ luật được ban hành tương đối đầy đủ, kịp thời, nhưng văn bản dưới luật nhiều khi lại quá chậm. Khi đưa ra thi hành thì điều luật đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp, buộc phải chỉnh sửa hoặc hủy bỏ.

Chính sách kinh tế của nhà nước như chính sách về tỷ giá, lãi suất... phải thay đổi cho phù hợp với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới vì nếu nền kinh tế có biến động mà Nhà nước không có những chính sách điều hành đúng đắn và kịp thời nhằm can thiệp vào nền kinh tế thì tình hình hoạt động kinh doanh của KHCN gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khả năng trả lãi và gốc cho ngân hàng bị hạn chế và nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng là rất cao.

Những khủng hoảng về kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, biến động của thị trường, tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KHCN, dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng không đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng.

Thiên tai, những thay đổi bất thường của thời tiết tác động xấu đến điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

c. Rủi ro do hệ thống thông tin

Những thách thức cho hệ thống ngân hàng là việc thiếu thông tin tương xứng để làm cơ sở trọng việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế, do đó nếu các ngân hàng chạy mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin chưa cân xứng sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về khách hàng và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) cũng chỉ cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan xác định mức tín nhiệm khách hàng một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin.

1.2.6.2 Nguyên nhân từ khách hàng cá nhân vay vốn

Khách hàng gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh do trình độ và khả năng quản lý yếu kém: việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của thị trường.

Khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, chủ động lừa dối ngân hàng, gian lận thông tin: Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở phương án sử dụng vốn vay có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nhận được tiền vay, một số khách hàng có hành vi lừa đảo cố tình sử dụng vốn không đúng mục đích như phương án đã lập ban đầu, mà đem số tiền đó đầu tư vào các mục đích khác nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Những trường hợp này tuy không nhiều nhưng có thể đem tới những hậu quả rất nghiêm trọng cho ngân hàng.

Khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ: khách hàng thiếu ý thức và không có thiện ý trong việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp khách hàng có khả năng trả nợ tuy nhiên liên tục chây ỳ trả nợ, không hợp tác

với ngân hàng trong việc xử lý khoản vay khiến cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ.

Thiếu minh bạch và chính xác trong lập hồ sơ tín dụng: Một số bộ phận khách hàng cung cấp giấy tờ chứng minh thu nhập không chính xác, thiếu minh bạch.

Tài sản đảm bảo: có thể xảy ra tổn thất rất lớn khi ngân hàng nhận TSĐB mà không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định (công chứng tài sản, đăng kí giao dịch bảo đảm tài sản, mua bảo hiểm vật chất cho các tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, tài sản bảo lãnh) sẽ đem lại rủi ro cao khi xử lý tài sản để thu hồi nợ.

1.2.6.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý, ngân hàng không thực hiện việc phân tán rủi ro mà tập trung cho vay đối với một số nhóm khách hàng, một số ngành nghề nhất định. Việc cho vay quá nhiều vào một số bộ phận khách hàng hoặc một ngành kinh tế nào đó dẫn đến rủi ro rất cao cho ngân hàng khi nhóm khách hàng đó gặp khó khăn hoặc ngành nghề kinh tế mà nhóm khách hàng đó đang hoạt động không còn hấp dẫn thị trường.

Quy trình tín dụng còn nhiều hạn chế: Quy trình cho vay được mô tả giống như bảng tổng hợp các công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ chính thức cho tới khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Nếu như quy trình tín dụng không được hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ thì sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng.

Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức: Lĩnh vực tín dụng ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, cán bộ tín dụng rất dễ bị cám dỗ bởi những cái lợi trước mắt mà người vay đem đến và sẽ cực kì nguy hiểm khi cán bộ tín dụng bị tha hóa, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bất chấp pháp luật, cố tình không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết, không đảm bảo các nguyên tắc cần thiết của TSĐB... Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp xảy ra là cán bộ tín dụng tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, định giá TSĐB lên quá cao so với giá trị thị trường để rút tiền ngân hàng.

Trình độ, năng lực chuyên môn của một số nhân viên ngân hàng còn hạn chế:

điều này đã làm ảnh hưởng đến tính chính xác trong quá trình đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng, không am hiểu về thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng còn hạn chế: Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản vay nhằm kịp thời phát hiện ra những sai sót và những vấn đề bất hợp lý có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, để có những giải pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế, công việc kiểm soát kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, kiểm tra kiểm soát nội bộ cần phải được xem như một công cụ hữu hiệu trong vẫn đề phát hiện, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà không chú trọng trong quá trình kiểm tra kiểm soát vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản vay cần được theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích với phương án ban đầu. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này.

Tóm lại, trên thực tế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Do vậy, bên cạnh việc đánh giá nhận định các yếu tố kinh tế vĩ mô, các NHTM cần phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngay từ khi bắt đầu những khâu đầu tiên của một món vay, trong và sau món vay đó. Đồng thời, phải có những biện pháp cụ thể để tránh gặp những rủi ro phát sinh do các nguyên nhân trên gây ra.

1.2.7 Hậu quả của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.

Đối với hệ thống Ngân hàng

Hoạt động của ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các Ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đối với nền kinh tế

Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại

Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.

Tóm lại, rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn.

Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong và sau khi cấp tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở giữ mức độ rủi ro tín dụng hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng có thể chấp nhận, được kiểm soát và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại, đem lại lợi nhuận lớn nhất nhưng cũng là loại rủi ro lớn nhất của NHTM. Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân được đề cập ở đây là rủi ro trong hoạt động cho vay, cấp tín dụng của NHTM.

Việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính sách quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật, nhận diện cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng, giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định sự tương quan hợp lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể khi sử dụng vốn ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng khách hàng cá nhân. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tốt là một lợi thế cạnh tranh lớn và là một công cụ tạo ra giá trị cũng như góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

1.3.2 Rủi ro thường gặp trong tín dụng khách hàng cá nhân

Thứ nhất, việc giả mạo trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân như hồ sơ pháp lý, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ, hồ sơ phương án vay vốn kinh doanh, hồ sơ bất động sản, tài liệu thẩm định, tái thẩm định, chấp thuận phê duyệt giao dịch

sơ, tài liệu và giả mạo không thể hiện trên bề mặt hồ sơ tài liệu. KHCN có dấu hiệu sai lệch về hồ sơ pháp lý như sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giả giấy tờ; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Thứ hai, nguồn trả nợ của khách hàng không minh bạch, rõ ràng. Nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai lệch về nghề nghiệp, không đúng với thực tế dẫn đến việc cấp tín dụng vượt nhu cầu hoặc không đúng với mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Thứ ba, tài sản đảm bảo của khách hàng không đủ hoặc không có dẫn đến rủi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)