Các bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 49 - 52)

Dựa trên tình hình thực tế diễn biến rủi ro về tín dụng khách hàng cá nhân trên thế giới và Việt Nam, có thể rút ra các bài học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN như sau:

Thứ nhất, các ngân hàng cần tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế

cho vay, đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân hiệu quả nhất.

kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản bảo đảm.

Thứ ba, cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp hạng KHCN hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Thứ tư, tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Thứ năm, quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Ngoài ra cần thực hiện nâng cao công tác giám sát và quản trị rủi ro tín dụng KHCN. Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng KHCN chủ chốt của một số ngân hàng trên thế giới bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay KHCN; đánh giá và báo cáo thực thi. Mục tiêu của quy trình tín dụng KHCN hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương I, ngoài việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng KHCN cũng như việc chỉ ra những nguyên nhân làm rủi ro tín dụng xảy ra, luận văn còn nghiên cứu các bài học thực tiễn về rủi ro tín dụng trong thời gian qua để từ đó rút ra định hướng Quản trị rủi ro tín dụng KHCN cho các NHTM Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động phức tạp như hiện nay thì không những các Khách hàng gặp khó khăn mà ngay cả hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, chất lượng tín dụng ngày một giảm. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng là phải tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN hơn nữa nhằm tạo sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định và quản trị tốt chất lượng tín dụng.

Có thể khẳng định rằng, rủi ro tín dụng KHCN là loại rủi ro lớn nhất và mang tính thường xuyên nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng tồn tại ở nhiều khía cạnh, hình thái, cung bậc khác nhau, sự rủi ro được tiềm ẩn trong một quá trình bao gồm trước, trong và sau khi cho vay nó được biểu hiện ra bên ngoài là ngân hàng không thu hồi được vốn, nợ quá hạn, nợ khó đòi, thậm chí là mất vốn,…

Cơ sở lý thuyết của chương 1 đã khái quát các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng KHCN, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng,… để làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHCN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)