Thực hiện tốt việc cập nhật và quản lý thông tin khoản vay trên hệ thống dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 98 - 99)

dữ liệu

Hiện tại, việc cập nhật và quản lý thông tin trên hệ thống dữ liệu đã được thực hiện theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại trường hợp một số vì chỉ tiêu kinh doanh, chỉ tiêu thi đua chưa thực hiện việc phân loại nợ trên hệ thống theo đúng quy đinh và phản ánh không đúng tính chất nợ của khoản vay. Vì vậy, đề nghị chi nhánh, mà cụ thể là Phòng tín dụng phải thực hiện nghiêm các quy định hiện hành, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng, có nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.

3.3.4 Tăng cường xử lý nợ xấu

Khi rủi ro tín dụng KHCN xảy ra biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa những khoản thiệt hại xảy ra. Để công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao nhất cần thiết phải phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của khách hàng để từ đó có những biện pháp tháo gỡ phù hợp.

Khi phát sinh nợ xấu với tỷ lệ cao cần thành lập Tổ xử lý nợ xấu do Giám đốc chi nhánh quyết định, mỗi tổ không quá 03 thành viên bao gồm: 01 thành viên thuộc Ban giám đốc chi nhánh, 01 lãnh đạo phòng tín dụng và cán bộ tín dụng có

liên quan đến khách hàng có nợ xấu. Nhiệm vụ chủ yếu của Tổ xử lý nợ xấu là tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh trong việc xử lý, thu hồi nợ, là đầu mới lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch thu hồi và báo cáo về các khoản nợ đó.

Tùy theo đối tượng khách hàng và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu chi nhánh có thể thực hiện các biện pháp xử lý cụ thể như sau:

Theo dõi đặc biệt, tăng cường tần suất kiểm tra khách hàng về tình hình tài chính và sử dụng vốn vay; Yêu cầu khách hàng báo cáo thường xuyên để có thể nắm bắt được tình hình; Hạn chế, giảm dần dư nợ đồng thời xác định lộ trình cụ thể để có cơ sở theo dõi thực hiện; Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp đảm bảo an toàn cao hơn; Dừng cấp tín dụng; Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu hồi nợ; Cấu trúc lại thời gian trả nợ, chuyển đổi đồng tiền nhận nợ, các giải pháp tài chính khác; Yêu cầu các bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay; Phát mại TSĐB; Bán nợ; Nhận lại TSĐB để trừ nợ cho khách hàng; Khởi kiện khách hàng; Các biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong xử lý nợ xấu cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng, tránh tình trạng nóng vội làm phá vỡ mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng đặc biệt là các khách hàng truyền thống. Việc làm rõ thực trạng tình hình kinh doanh, TSĐB, thái độ của khách hàng là vô cùng quan trọng để từ đó có các biện pháp thích hợp như duy trì quan hệ tín dụng hay lên lộ trình thu hồi nợ hoặc bán nợ cho các công ty xử lý nợ.

Thực tế cho thấy khi xử lý nợ xấu nếu giao cho cán bộ trực tiếp liên quan tới khoản nợ xấu đó thì hiệu quả và tốc độ tương đối chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trước đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho các cán bộ không liên quan nhưng nắm bắt tốt thông tin về khoản vay, có kinh nghiệm thực tế thì công tác xử lý nợ xấu sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 98 - 99)