Tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Bắc Á Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 58 - 63)

của nền kinh tế cũng như các chính sách của Chính phủ và NHNN về việc giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ các Khách hàng nhằm tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Ngân hàng TMCP Bắc Á nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng đã cố gắng mở rộng việc cho vay vốn của mình. Cụ thể: Dư nợ tính đến cuối năm 2015 đạt 773,2 tỷ đồng; năm 2016 là 890,7 tỷ đồng, tăng khoảng 13,19%; năm 2017 là 1027,5 tỷ đồng, tăng khoảng 13,30% và tính đến cuối năm 2018 dư nợ là 987,5 tỷ đồng,

Như vậy nhìn vào con số thống kê trên ta thấy được rằng mức tăng trưởng của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long là khá tốt.

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Bắc Á - Chi nhánh Thăng Long Chi nhánh Thăng Long

a. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018

Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long đã triển khai cho vay với rất nhiều các đối tượng, đa dạng hóa các danh mục cho vay. Nhìn vào thống kê trên ta có thể thấy rằng, Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long cho vay chủ yếu là cá nhân và các Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể qua các năm thì cho vay cá nhân luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh: năm 2015 chiếm đến 55,46% dư nợ tương ứng 428,8 tỷ đồng; năm 2016 đạt 475,01 tỷ đồng chiếm 53,33%; năm 2017 đạt 583,41 tỷ đồng chiếm 56,78% và năm 2018 đạt 517,5 tỷ đồng chiếm đến 52,4%.

hiểu trong hệ thống NHTM cổ phần ngoài quốc doanh hiện nay. Ở Việt Nam các Doanh nghiệp có vốn cổ phần của nhà nước thường được các Ngân hàng thương mại quốc doanh tài trợ vốn như Agribank; Vietcombank, Vietinbank hay BIDV do tính chất đặc thù hay như đã có mối quan hệ lâu dài trước đây. Chính vì lý do đó các Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh có chính sách đẩy mạnh quan hệ tín dụng đối với các cá nhân và các Doanh nghiệp cổ phần vừa và nhỏ. Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhìn chung là cơ cấu dư nợ về các thành phần kinh tế của chi nhánh là khá hợp lý và phù hợp với chính sách của Ngân hàng TMCP Bắc Á trong giai đoạn này.

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Công ty CP, Công ty TNHH, Tư nhân 296,9 38,4 366,9 41,2 402,78 39,2 419,9 42,53 Cá nhân 428,8 55,46 475,01 53,33 583,41 56,78 517,5 52,4 Cho vay khác 47,47 6,14 48,72 5,47 41,30 4,02 50,1 5,07 Dư nợ 773,2 100 890,7 100 1027,5 100 987,5 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Bac A Bank - Thăng Long)

b. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh giai đoạn 2015 - 2018

Chi nhánh cho vay chủ yếu bằng nội tệ VNĐ, ngoại tệ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ cả về tỷ trọng và số lượng. Cụ thể là dư nợ cho vay bằng VNĐ luôn chiếm đến hơn 98% tổng dư nợ qua các năm. Sở dĩ có điều như vậy vì việc cho vay ngoại tệ gặp rất nhiều rủi ro về tỷ giá, hơn nữa NHNN cũng có những chính sách xiết chặt các ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ nhằm giảm tỉ lệ đô la hóa trong nền kinh tế. Do vậy Ngân hàng TMCP Bắc Á nói chung hay Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long nói riêng đều phải tuân thủ những chính sách mà Chính phủ và các cơ quan có chức năng ban hành.

Đơnvị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 761,6 98,5 878,2 98,6 1010 98,3 968,7 98,1 Ngoại tệ (quy ra VND) 11,6 1,5 12,5 1,4 17,5 1,7 18,8 1,9 Dư nợ 773,2 100 890,7 100 1027,5 100 987,5 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Bac A Bank - Thăng Long)

c. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay của chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn rất lớn chiếm khoảng 80% tổng dư nợ. Số lượng cho vay ngắn hạn tăng đều qua các năm cụ thể năm 2015 là 650,41 tỷ đồng (chiếm 84,12%), sang tới năm 2016 con số này đã là 710,3 tỷ đồng (chiếm 79,75%) tới năm 2017 là 832,7 tỷ đồng (chiếm 81,05%) và hiện nay đến cuối 2018 đạt 812,1 tỷ đồng (chiếm 82,23%). Điều này cho thấy chi nhánh chú trọng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn tuy lợi nhuận không cao bằng cho vay dài hạn nhưng lại có phần ít rủi ro hơn cho vay dài hạn, ngân hàng dễ quay vòng vốn. Cho vay dài hạn có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do hiện nay nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn hơn là dài hạn nên ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn tránh rủi ro thanh khoản có thế xảy ra. Ngân hàng TMCP Bắc Á đang hướng tới phát triển một mạng lưới ngân hàng bán lẻ tốt và hiện nay các sản phẩm cho vay ngắn hạn cũng đa dạng phong phú, phục vụ cho nhiều mục đích của khách hàng. Chính vì lý do đó nên chi nhánh chú trọng cho vay với kỳ hạn ngắn là chủ yếu.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 650,41 84,12 710,3 79,75 832,7 81,05 812,1 82,23 Trung hạn 32,02 4,14 45,8 5,15 43,6 4,25 57,1 5,78 Dài hạn 90,77 11,74 134,6 15,1 151,2 14,7 118,3 11,99 Dư nợ 773,2 100 890,7 100 1027,5 100 987,5 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Bac A Bank - Thăng Long)

d. Cơ cấu các nhóm nợ của chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm tăng nhưng đều thấp hơn theo quy định của ngân hàng nhà nước cho phép, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Tỉ lệ nợ nhóm 1, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn giảm qua các năm cụ thể như sau. Năm 2015, nợ nhóm 1 chiếm 98,98% tương đương 765,3 tỷ đồng, sang năm 2016, nợ nhóm 1 là chiếm 98,25% tương đương với 875,1 tỷ đồng. Con số này năm 2017 là 1004 tỷ đồng, chiếm khoảng 97,76% dư nợ. Và đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ nhóm 1 là 98,03% (khoảng 968,1 tỷ đồng). Các nhóm nợ khác cũng có xu hướng tăng qua các năm về cả tỷ lệ và số lượng. Điều này một phần là vì dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng theo chính sách cho vay theo hướng mở rộng của chi nhánh. Tỷ lệ các nhóm nợ quá hạn đang có xu hướng tăng lên do tình hình kinh tế của thị trường đang trong tình trạng khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng. Do đó chi nhánh có những chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp chậm, thuộc nhóm nợ 2, 3, 4 để họ có thể kịp thời trả nợ, đồng thời đôn đốc việc thu lại những khoản nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ quá hạn xuống dưới mức thấp hơn nữa.

Có thể nói nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là những chỉ tiêu phản ánh rõ nhất tình hình chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Đây là một vấn đề quan trọng mà các ngân hàng đều quan tâm. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long đã và đang tìm mọi cách để nâng cao

hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong chi nhánh, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo nguồn vốn tín dụng an toàn - hiệu quả.

Bảng 2.9 Cơ cấu các nhóm nợ của chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 765,3 98,98 875,1 98,25 1004 97,76 968,1 98,03 Nợ nhóm 2 5,4 0,7 3,5 0,4 5,1 0,5 3,9 0,4 Nợ nhóm 3 1,2 0,15 11 1,23 16 1,56 14,3 1,45 Nợ nhóm 4 0,5 0,07 0,6 0,07 1 0,1 0,7 0,07 Nợ nhóm 5 0,8 0,1 0,5 0,05 0,8 0,08 0,5 0,05 Dư nợ 773,2 100 890,7 100 1027,5 100 987,5 100 Nợ quá hạn 7,9 1,02 15,6 1,75 23 2,24 19,5 1,97 Nợ xấu 2,5 0,32 12 1,35 17,8 1,74 15,5 1,57

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Bac A Bank - Thăng Long)

Nhìn vào bảng cơ cấu nhóm nợ ta thấy được rằng mặc dù tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm tăng nhưng đều thấp hơn theo quy định của ngân hàng nhà nước cho phép, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Tỉ lệ nợ nhóm 1, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn giảm qua các năm cụ thể như sau. Năm 2015, nợ nhóm 1 chiếm 98,98% tương đương 765,3 tỷ đồng, sang năm 2016, nợ nhóm 1 là chiếm 98,25% tương đương với 875,1 tỷ đồng. Con số này năm 2017 là 1004 tỷ đồng, chiếm khoảng 97,76% dư nợ. Và đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ nhóm 1 là 98,03% (khoảng 968,1 tỷ đồng). Các nhóm nợ khác cũng có xu hướng tăng qua các năm về cả tỷ lệ và số lượng. Điều này một phần là vì dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng theo chính sách

hướng tăng lên do tình hình kinh tế của thị trường đang trong tình trạng khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng. Do đó chi nhánh có những chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp chậm, thuộc nhóm nợ 2, 3, 4 để họ có thể kịp thời trả nợ, đồng thời đôn đốc việc thu lại những khoản nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ quá hạn xuống dưới mức thấp hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)