Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng KHCN của một số NHTM trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 46)

giới

Khủng khoảng tài chính khu vực Châu Á thời kỳ 1997-1998 bắt nguồn từ Thái Lan và cuộc khủng khoảng tài chính – tín dụng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ lan rộng sang khu vực Châu Âu và sau đó là các nước trên thế giới vào năm 2008. Với những gì xảy ra, cho thấy ngày càng nhiều các ngân hàng với trình độ, thâm niên, kinh nghiệm hàng trăm năm nhưng cuối cùng cũng buộc phải công bố các khoản nợ xấu, thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới đứng trước nguy cơ phá sản hoặc thậm trí là tuyên bố phá sản như Fannie Ma, Preddie Mac hay Lehman Brothers. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng KHCN ở các nước trên thế giới là hữu ích, cũng là bài học kinh nghiệm để sẵn sàng đối phó với rủi ro tín dụng cho các ngân hàng tại Việt Nam.

Theo quy định của ngân hàng nhân dân Trung Quốc, bộ phận tín dụng nói chung và tín dụng KHCN nói riêng của NHTM cần phải có quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại, chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chính xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phân quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng.

Khi phân loại các khoản tín dụng KHCN, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của Khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng…

Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của KHCN làm cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh thông thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, trạng thái uy tín của khách hàng.

1.5.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Thái Lan

Hệ thống ngân hàng Thái Lan có bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, nhưng đứng trước cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 vẫn bị chao đảo, nhiều NHTM và các Công ty tài chính bị phá sản hoặc bị bắt buộc phải sát nhập. Trong bối cảnh đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộc chính sách, cách thức, quy trình hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng KHCN nhằm giảm thiểu rủi ro đi đôi với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, xác định khách hàng mục tiêu, chủ động tiếp thị khách hàng, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng..., một loạt thay đổi căn bản trong tín dụng đã được ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để, cụ thể như sau:

Tách bạch, phân công rõ chức năng của cán bộ và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Tại Ngân hàng Siam Commercial Bank (SCB), trước đây cán bộ trong quy trình này gộp làm một, nay ngân hàng đã tách hẳn thành hai bộ phận độc lập với nhau: bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định tín dụng KHCN. Trong đó, bộ phận thẩm định phải báo cáo thẩm định tín dụng, gồm chiến lược và kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng rủi ro tín dụng KHCN... đây là một thay đổi căn bản của NHTM nhằm đảm bảo tính độc lập trong quá trình làm việc. Ngân hàng đã phân loại theo từng nhóm khách hành khác nhau: khách hàng tiêu dùng (chủ yếu), khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân (giàu nghèo...) từ đó nhận rõ tính chất khác nhau làm cơ sở cho các bộ phận nói trên trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thẩm định và quyết định cho vay.

Tại Bangkok Bank: Công tác phòng chống rủi ro tín dụng KHCN tại ngân hàng Bangkok Bank luôn được quan tâm hàng đầu, việc phòng chống rủi ro được chia thành 3 lớp: Lớp 1 tại bộ phận kinh doanh khi tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, là lớp vỏ bọc đầu tiên (lớp này chủ yếu tập trung và công việc: phân tích về khách hàng, phân tích ngành nghề kinh doanh, phân tích thu nhập, chi phí và dòng tiền, thị trường, định giá khoản vay kèm theo điều kiện đảm bảo, kiểm tra sau khi cho vay…); Lớp thứ 2 tại bộ phận quản lý rủi ro tín dụng KHCN, bộ phần này theo dõi mức độ rủi ro, xây dựng chính sách, hạn mức, thẩm quyền phê duyệt, quy trình thực hiện và thường xuyên theo dõi, có báo cáo cụ thể để có ứng xử kịp thời; Lớp thứ 3 tại bộ phận kiểm toán có trách nhiệm theo dõi hai lớp bảo vệ trên về đảm bảo tuân thủ chính sách, chuẩn mực và quy định, hướng dẫn. Các lớp phòng chống rủi ro tín dụng KHCN này đều có sự hỗ trợ đồng bộ về công nghệ thông tin, nên công tác cảnh báo, đánh giá, xử lý luôn được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng KHCN tác nghiệp tại Bangkok Bank được phân loại thành 7 nhóm chính như: Gian lận đến từ nội bộ; Gian lận đến từ bên ngoài; lỗi khách hàng và lỗi sản phẩm; lỗi thực hiện trong quá trình giao dịch và giao hàng; lỗi do gián đoạn kinh doanh, thất bại của hệ thống; do an toàn công sở và nơi làm việc; tổn thất tài sản vật chất, rủi ro pháp chế và rủi ro tuân thủ cũng được gộp vào rủi ro tác nghiệp. Ở Bangkok Bank đưa ra các nguyên

đào tạo, quản lý, kiểm toán nội bộ, an ninh bảo mật, thiết kế hệ thống, chính sách nhân sự. Quy mô tổn thất về rủi ro tắc nghiệp có thể là rất lớn, bên cạnh tổn thất về tài chính còn có các tổn thất về các yếu tố phi tài chính như: Chi phí cơ hội, doanh thu bị bỏ lỡ và uy tín bị giảm sút.

Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng

Các ngân hàng Thái Lan đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng KHCN, đặc biệt là các thông tin về khách hàng phải được giải đáp thông qua một loạt các câu hỏi về: tư cách khách hàng, mục đích khoản vay, nguồn trả nợ, năng lực quản lý điều hành, hiệu quả kinh doanh, thực trạng tài chính của khách hàng, khả năng kiểm soát khoản vay của ngân hàng...

Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng

Theo cách này, quy định việc quyết định tín dụng KHCN theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Những khoản vay vượt quá mức quy định thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt các khoản vay.  Giám sát cho vay

Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu nhập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại KH để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

1.5.3 Các bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Dựa trên tình hình thực tế diễn biến rủi ro về tín dụng khách hàng cá nhân trên thế giới và Việt Nam, có thể rút ra các bài học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN như sau:

Thứ nhất, các ngân hàng cần tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế

cho vay, đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân hiệu quả nhất.

kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản bảo đảm.

Thứ ba, cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp hạng KHCN hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Thứ tư, tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Thứ năm, quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Ngoài ra cần thực hiện nâng cao công tác giám sát và quản trị rủi ro tín dụng KHCN. Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng KHCN chủ chốt của một số ngân hàng trên thế giới bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay KHCN; đánh giá và báo cáo thực thi. Mục tiêu của quy trình tín dụng KHCN hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương I, ngoài việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng KHCN cũng như việc chỉ ra những nguyên nhân làm rủi ro tín dụng xảy ra, luận văn còn nghiên cứu các bài học thực tiễn về rủi ro tín dụng trong thời gian qua để từ đó rút ra định hướng Quản trị rủi ro tín dụng KHCN cho các NHTM Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động phức tạp như hiện nay thì không những các Khách hàng gặp khó khăn mà ngay cả hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, chất lượng tín dụng ngày một giảm. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng là phải tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN hơn nữa nhằm tạo sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định và quản trị tốt chất lượng tín dụng.

Có thể khẳng định rằng, rủi ro tín dụng KHCN là loại rủi ro lớn nhất và mang tính thường xuyên nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng tồn tại ở nhiều khía cạnh, hình thái, cung bậc khác nhau, sự rủi ro được tiềm ẩn trong một quá trình bao gồm trước, trong và sau khi cho vay nó được biểu hiện ra bên ngoài là ngân hàng không thu hồi được vốn, nợ quá hạn, nợ khó đòi, thậm chí là mất vốn,…

Cơ sở lý thuyết của chương 1 đã khái quát các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng KHCN, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng,… để làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long Long

2.1.1 Sự hình thành của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long Thăng Long

Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long được thành lập vào ngày 13/07/2005 với tên ban đầu là Chi nhánh Cát Linh và nhân sự là 11 người, đặt trụ sở tại số 10A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Đến tháng 7/2008 trước yêu cầu của sự phát triển về mặt nhân sự cũng như các hoạt động kinh doanh, được sự đồng ý và phê duyệt của HĐQT Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã quyết định chuyển trụ sở chi nhánh về số 337 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội và chính thức lấy tên là Chi nhánh Thăng Long. Vượt qua những khó khăn của những ngày đầu thành lập, đến nay Chi nhánh có 64 biên chế gồm 1 lãnh đạo, 2 trưởng, phó phòng phụ trách phòng, 6 giám đốc các PGD và quỹ tiết kiệm và 75 nhân viên trực thuộc 6 bộ phận chuyên môn. Trong đó, số nhân sự trình độ Đại học và trên đại học là 58 người; số nhân sự trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 10 người; còn lại là lao động phổ thông.

Cùng với sự phát triển của nguồn nhân lực, hệ thống phòng giao dịch của Chi nhánh Thăng Long cũng liên tục được phát triển và hoàn thiện: từ chỗ chỉ có duy nhất một điểm giao dịch cách đây 11 năm thì đến nay Chi nhánh đã có 6 phòng giao dịch trực thuộc nằm trên các trục đường chính, các khu trung tâm có thể phục vụ hàng trăm ngàn lượt khách trên địa bàn Hà Nội.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long Thăng Long

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của Bac A Bank – Thăng Long

(Nguồn: Phòng Hành chính – Bac A Bank Thăng Long)

Nhiệm vụ của các Phòng ban

Ban giám đốc: Giám đốc chi nhánh với chức năng lãnh đạo và điều hành mọi

hoạt động của chi nhánh.

Phòng tác nghiệp và kế toán nội bộ: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao

dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán xử lý hạch toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Bắc Á, đồng thời thực hiện công tác quản lý duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính bảo đảm thông suốt hoạt động của hệ thống máy

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG TÁC NGHIỆP VÀ KẾ TOÁN NỘI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG TIỀN TỆ NGÂN QUỸ PHÒNG GIAO DỊCH VÀ QUỸ TIẾT KIỆM

tính tại Chi nhánh. Ngoài ra bộ phận kế toán nội bộ chịu trách nhiệm hậu kiểm các chứng từ của các hoạt động hàng ngày, từ các hoạt động gửi tiển và các hoạt động tín dụng.

Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo

quy định của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Quản lý thu, chi tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch, các teller, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi lớn.

Phòng tín dụng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với Khách hàng là

Doanh nghiệp, cá nhân nhằm xử lý các nghiệp vụ cho vay phù hợp với quy định và chế độ của Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Phòng quản lý rủi ro: là phòng chuyên quản lý về công tác của Chi nhánh,

giám sát việc cho vay để đảm bào đúng quy trình, thủ tục cũng như thẩm định, tái thẩm định các khoản vay nhằm hạn chế những rủi ro cho ngân hàng.

Phòng hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ,

đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Phòng cũng đồng thời làm công tác tổ chức văn phòng, công tác an ninh trật tự trong chi nhánh.

Phòng giao dịch: thực hiện huy động tiền gửi và cho vay đối với các thành phần

kinh tế và dân cư trên địa bàn. Thực hiện việc thanh toán và bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán, mở thẻ và các dịch vụ khác.

Là chi nhánh hoạt động trên địa bàn của Thủ đô Hà Nội nên Chi nhánh Thăng Long phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, tự nhiên xã hội của Hà Nội.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015 - 2018 Thăng Long giai đoạn 2015 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)