Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 43 - 44)

Năng lực tài chính và quản lý dòng tiền của Khách hàng yếu kém, không phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh. Khi KHCN vay tiền Ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đa phần là tập trung vốn vào tải sản vật chất; chứ ít khi khách hàng mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.

Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà đáng lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Khách hàng có ý đồ lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng như: cung cấp số liệu tài chính không trung thực, xây dựng hồ sơ pháp lý ma, lập hợp đồng kinh tế giả, cấu kết với người bán nhằm chiếm dụng vốn vay… để lừa đảo ngân hàng hoặc cố tình né tránh, chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng. Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, lợi dụng việc rút tiền để dùng cho những cho phí không nằm trong phương án kinh doanh đã trình cho ngân hàng trước đây.

Môi trường pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân. Một môi trường pháp lý đầy đủ, hoàn thiện sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các hoạt động tín dụng KHCN của các ngân hàng thương mại và ngược lại. Xét về phương diện quản trị rủi ro trong các hoạt động tín dụng KHCN, hệ thống thể chế pháp lý tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản trị rủi ro thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng KHCN, đặc biệt là các rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý do các quy định liên quan các hoạt động tín dụng KHCN ngày càng được hoàn thiện, khắc phục dần các hạn chế, thiếu sót.

Tạo cơ sở cho các hoạt động kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả của quá trình này, đồng thời cũng là cơ sở để xử lý khi phát sinh tổn thất giúp giải quyết hoạt động tài trợ rủi ro.

Ý thức pháp luật về các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng KHCN ở các chủ thể liên quan đến tín dụng bao gồm: bộ phận quản trị ngân hàng; các nhân viên ngân hàng; khách hàng…cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình quản trị rủi ro.

Về chủ quan, hoạt động tín dụng KHCN của NHTM phải tuân thủ mục tiêu chung của quản trị tín dụng quốc gia, vì vậy, buộc NHTM phải điều chỉnh quản trị của mình cho phù hợp với chính sách chung của chính phủ. Để đạt được mục tiêu của mình, chính phủ sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các TCTD, đặc biệt là các TCTD quốc doanh phải ưu tiên tập trung vốn đầu tư, hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh…

Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của KHCN kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)