Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 96 - 98)

Công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát tín dụng cần được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, đây là một trong những biện pháp tích cực trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Mục đích của việc kiểm tra, giám sát tín dụng là giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo tuân thủ các chiến lược tín dụng, chính sách phê duyệt tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng theo quy định của ngân hàng. Tài sản đảm bảo nợ vay phải đầy đủ tính pháp lý, phù hợp với quy định của BAC A BANK và Ngân hàng Nhà nước.

Khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng cần phải xem xét tính hợp lý giữa mục đích vay vốn, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các khoản chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng; đảm bảo việc giải ngân phải có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp kinh doanh đặc thù như chi trả lương công nhân viên, thanh toán tiền hàng cho người dân hay thanh toán cho những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ… khuyến khích khách hàng nhận nợ vay bằng hình thức chuyển khoản để việc kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng được dễ dàng hơn.

Sau khi giải ngân, cán bộ kinh doanh phải kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích, đúng phương án đã đưa ra ban đầu hay không. Việc tăng cường giám sát sử dụng vốn vay sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả đỡ phức tạp hơn.

Cán bộ kinh doanh luôn theo dõi, giám sát khoản vay để kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro, cần theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng, dự đoán khả năng biến động tình hình kinh tế, theo dõi việc đóng tiền lãi vay, vốn gốc, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ vay. Nếu phát hiện khách hàng chậm trả lãi hoặc nợ quá hạn, hoặc việc sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ kinh doanh có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo giúp chi nhánh hạn chế được những rủi ro, chủ động xử lý và tìm biện pháp khắc phục kịp thời.

Phải có kế hoạch định kỳ đi kiểm tra tình hình hoạt động thực tế đối với từng khách hàng vay: lần đầu tiên tối đa 20 ngày sau khi giải ngân và định kỳ tối đa là 3 tháng một lần.

Thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng phải dựa trên số liệu thực tế và các chứng từ gốc chứng minh hợp lệ.

Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho, công nợ của khách hàng, hiện trạng và giá trị TSĐB tại thời điểm kiểm tra…nhằm có thể đánh giá

chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Đồng thời phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi phát sinh.

Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro tín dụng như khi khách hàng vay thường xuyên chậm trả lãi, trả gốc, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh… để có những biện pháp xử lý chủ động và kịp thời khi rủi ro tín dụng có nguy cơ xảy ra.

Cần vấn tin CIC thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời khi rủi ro tín dụng phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 96 - 98)