Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 81 - 83)

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long đã xây dựng và thực hiện được chính sách tín dụng, quy trình phân tích tín dụng phù hợp với điều kiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội dồng thời vẫn tuân thủ chính sách và quy trình của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Trong công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay được chi nhánh đặc biệt quan tâm, các cán bộ tín dụng định kỳ tối thiểu 3 tháng sẽ làm việc với khách hàng nhằm nắm được những thông tin cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và đồng thời giám sát việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Trên sơ sở đó cung cấp thông tin từ đó có thể phục vụ quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng vay vốn của chi nhánh.

Hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng ngày càng được hoàn thiện là cơ sở giúp cho việc cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời phục vụ công tác thẩm định của chi nhánh. Sự phối hợp tốt giữa chi nhánh với phòng Tin học của Ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam CIC của NHNN đã góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng.

Đội ngũ cán bộ tuyển dụng vào chi nhánh làm việc hầu hết có trình độ đại học trở lên, nắm chắc nghiệp vụ, khả năng tiếp cận công nghệ cũng như quy trình mới nhanh nhạy, nhiệt tình công tác cũng là thế mạnh của chi nhánh.

Nhìn lại công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh, ta cũng thấy được những kết quả tốt, đáng phát huy của chi nhánh. Mặc dù trong giai đoạn này, nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải phá sản nhưng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh tuy có tăng về tỷ lệ do chi nhánh đang mở rộng tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn ở mức an toàn. Và đặc biệt là chi nhánh đã tuân thủ khá tốt quy trình tín dụng mà Ngân hàng TMCP Bắc Á đã xây dựng và ban hành. Đó là những quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyền phán quyết giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro, quy định về đảm bảo tiền vay…

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh luôn đạt ở tỷ lệ tương đối tốt trong giai đoạn nghiên cứu. Hầu hết trong các năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng đều đạt kết quả khả quan. Chi nhánh vẫn chủ động tập trung vào các khách hàng truyền thống đồng thời cũng mở rộng đối tượng khách hàng vay mới. Cụ thể như sau:

Bảng 3.2 Tỷ lệ sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Huy động vốn 952,85 1.257,83 1.725,85 2.015,26

Dư nợ tín dụng 773,2 890,7 1.027,5 987,5

Tỷ lệ sử dụng vốn (%) 81,14% 70,81% 59,54% 49,01%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Bac A Bank - Thăng Long)

khiến cho chi phí của ngân hàng tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến các tiêu chí lợi nhuận của ngân hàng. Nguồn vốn dư thừa của chi nhánh sẽ được bán lại cho Hội sở Ngân hàng TMCP Bắc Á sau đó sẽ được bán lại cho các chi nhánh thiếu vốn khác trong hệ thống, qua đó chi nhánh sẽ thu được doanh thu từ việc cấp vốn này. Tuy nhiên đây để so sánh với việc giải ngân cho nền kinh tế thì hiệu quả không hiệu quả bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 81 - 83)