của ngân hàng. Để chắc chắn rằng việc truyền thông nội bộ là thích hợp thì tất cả các quy định, quy trình cần được cung cấp dưới dạng văn bản hướng dẫn cụ thể.
Thêm nữa, quản trị cấp cao nên tổ chức các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng, năng lực để phù hợp với sự phát triển tín dụng KHCN hiện nay, nhằm hạn
chế rủi ro hoạt động từ việc thiếu kinh nghiệm của nhân viên và nhà quản trị. Việc đào tạo thường bao gồm các khóa học về sản phẩm tín dụng KHCN, các phương thức làm việc mới để nhân viên không bị lạc hậu với những sự phát triển quan trọng của thị trường.
1.3.4 Biện pháp thường áp dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN KHCN
Khi rủi ro tín dụng KHCN xảy ra, các biện pháp cần được thực hiện bao gồm:
Thứ nhất, biện pháp khai thác: Khi khách hàng cá nhân gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh không thuận lợi, Ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra lời khuyên giúp khách hàng khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký. Trong những trường hợp KHCN có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, các Ngân hàng có thể xem xét áp bụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”.
Thứ hai, biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng gồm: Ngân hàng thuyết phục KHCN tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay…
Thứ ba, bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ để khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
Thứ tư, xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với KHCN gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu nồi và xử lý nợ theo quy định.