Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 47 - 49)

Hệ thống ngân hàng Thái Lan có bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, nhưng đứng trước cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 vẫn bị chao đảo, nhiều NHTM và các Công ty tài chính bị phá sản hoặc bị bắt buộc phải sát nhập. Trong bối cảnh đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộc chính sách, cách thức, quy trình hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng KHCN nhằm giảm thiểu rủi ro đi đôi với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, xác định khách hàng mục tiêu, chủ động tiếp thị khách hàng, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng..., một loạt thay đổi căn bản trong tín dụng đã được ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để, cụ thể như sau:

Tách bạch, phân công rõ chức năng của cán bộ và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Tại Ngân hàng Siam Commercial Bank (SCB), trước đây cán bộ trong quy trình này gộp làm một, nay ngân hàng đã tách hẳn thành hai bộ phận độc lập với nhau: bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định tín dụng KHCN. Trong đó, bộ phận thẩm định phải báo cáo thẩm định tín dụng, gồm chiến lược và kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng rủi ro tín dụng KHCN... đây là một thay đổi căn bản của NHTM nhằm đảm bảo tính độc lập trong quá trình làm việc. Ngân hàng đã phân loại theo từng nhóm khách hành khác nhau: khách hàng tiêu dùng (chủ yếu), khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân (giàu nghèo...) từ đó nhận rõ tính chất khác nhau làm cơ sở cho các bộ phận nói trên trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thẩm định và quyết định cho vay.

Tại Bangkok Bank: Công tác phòng chống rủi ro tín dụng KHCN tại ngân hàng Bangkok Bank luôn được quan tâm hàng đầu, việc phòng chống rủi ro được chia thành 3 lớp: Lớp 1 tại bộ phận kinh doanh khi tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, là lớp vỏ bọc đầu tiên (lớp này chủ yếu tập trung và công việc: phân tích về khách hàng, phân tích ngành nghề kinh doanh, phân tích thu nhập, chi phí và dòng tiền, thị trường, định giá khoản vay kèm theo điều kiện đảm bảo, kiểm tra sau khi cho vay…); Lớp thứ 2 tại bộ phận quản lý rủi ro tín dụng KHCN, bộ phần này theo dõi mức độ rủi ro, xây dựng chính sách, hạn mức, thẩm quyền phê duyệt, quy trình thực hiện và thường xuyên theo dõi, có báo cáo cụ thể để có ứng xử kịp thời; Lớp thứ 3 tại bộ phận kiểm toán có trách nhiệm theo dõi hai lớp bảo vệ trên về đảm bảo tuân thủ chính sách, chuẩn mực và quy định, hướng dẫn. Các lớp phòng chống rủi ro tín dụng KHCN này đều có sự hỗ trợ đồng bộ về công nghệ thông tin, nên công tác cảnh báo, đánh giá, xử lý luôn được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng KHCN tác nghiệp tại Bangkok Bank được phân loại thành 7 nhóm chính như: Gian lận đến từ nội bộ; Gian lận đến từ bên ngoài; lỗi khách hàng và lỗi sản phẩm; lỗi thực hiện trong quá trình giao dịch và giao hàng; lỗi do gián đoạn kinh doanh, thất bại của hệ thống; do an toàn công sở và nơi làm việc; tổn thất tài sản vật chất, rủi ro pháp chế và rủi ro tuân thủ cũng được gộp vào rủi ro tác nghiệp. Ở Bangkok Bank đưa ra các nguyên

đào tạo, quản lý, kiểm toán nội bộ, an ninh bảo mật, thiết kế hệ thống, chính sách nhân sự. Quy mô tổn thất về rủi ro tắc nghiệp có thể là rất lớn, bên cạnh tổn thất về tài chính còn có các tổn thất về các yếu tố phi tài chính như: Chi phí cơ hội, doanh thu bị bỏ lỡ và uy tín bị giảm sút.

Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng

Các ngân hàng Thái Lan đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng KHCN, đặc biệt là các thông tin về khách hàng phải được giải đáp thông qua một loạt các câu hỏi về: tư cách khách hàng, mục đích khoản vay, nguồn trả nợ, năng lực quản lý điều hành, hiệu quả kinh doanh, thực trạng tài chính của khách hàng, khả năng kiểm soát khoản vay của ngân hàng...

Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng

Theo cách này, quy định việc quyết định tín dụng KHCN theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Những khoản vay vượt quá mức quy định thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt các khoản vay.  Giám sát cho vay

Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu nhập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại KH để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)