Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 25 - 30)

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính

19

- Khách hàng vay vốn ngày càng nhiều trong khi đó việc trả nợ của khách diễn ra thất thường hoặc không đúng kỳ hạn, thường xuyên đề nghị thay đổi kì hạn tín dụng, gia hạn thời gian vay hoặc vay nợ mới để trả nợ cũ. Các biểu hiện xuất hiện càng nhiều thì khách hàng càng có vấn đề về thanh khoản

- Khách hàng thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn, chấp nhận chi phí vay cao để có thể vay được bằng mọi giá. Sự bất thường còn đến từ việc hàng tồn kho tăng giảm thất thường, vốn điều lệ giảm và dùng những nguồn thu không ổn định bán nhà xưởng, máy móc để trả nợ vay

- Các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu biến động như: mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tổng tài sản (chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành), hay mức độ hoạt động (chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho)

Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng

- Khi ngân hàng định mức cho vay với khách hàng, đặc biệt là với doanh nghiệp lớn thì luôn yêu cầu khách hàng định kỳ cung cấp các báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, báo cáo xuất nhập tồn,… Bất kỳ sự chậm trễ không có lý do nào của khách hàng trong việc cung cấp các giấy tờ trên theo thỏa thuận hoặc không báo cáo khi có yêu cầu kiểm tra đột xuất đều là những dấu hiệu của chất lượng tín dụng đang suy giảm

- Khách hàng chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến khách hàng, ngành hàng, hay các nghĩa vụ tài chính với chủ nợ (kể cả nợ thuế), hoặc trì hoãn việc đưa các chứng từ tài chính liên quan theo yêu cầu hay cố tình làm đẹp các báo cáo tài chính gửi cho ngân hàng

1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng Các chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn phát sinh khi khách hàng không hoàn trả được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình tại ngân hàng. Trong kinh doanh ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu tỷ lệ này quá cao sẽ dẫn đến sự mất thanh khoản của ngân hàng. Các ngân hàng cũng như cán bộ tín dụng luôn mong muốn nợ

20

quá hạn bằng không tuy nhiên điều đó rất khó có thể xảy ra. Do đo điều quan trọng là cần phải đánh giá và đo lường nợ quá hạn chính xác từ đó mới có những phương án cụ thể. Có rất nhiều chỉ tiêu về nợ quá hạn:

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ NQH = số dư nợ quá han

tổng dư nợ | x 100%

Chỉ số này phản ánh cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại thì có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn, đây là chỉ tiêu cơ bản để biết về nợ quá hạn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên để biết chính xác được hiệu quả của việc quản trị rủi ro tín dụng thì chúng ta cần phân tích kĩ những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này. Chỉ số này thấp là tốt nhưng điều này có thể xảy ra trong trường hợp dư nợ tăng nhanh còn số dư nợ quá hạn cũng tăng nhưng với tốc độ không bằng cũng khiến chỉ số này giảm xuống nhưng như vậy không có nghĩa là việc quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả. Điều quan trọng là ngoài những con số tỷ lệ thì chúng ta cũng cần quan tâm đến những con số tuyệt đối, là những cấu phần của tỷ số này để biết chính xác nợ quá hạn có được xử lý hay không. Để chính xác hơn chất lượng tín dụng của ngân hàng ta cũng có thể dùng chỉ số:

Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn

tổng dư nợ x 100%

- Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Số dư nợ xấu/Tổng số dư x 100%

Chỉ số này phản ánh cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, đây là chỉ tiêu cơ bản để biết về nợ xấu của ngân hàng. Nợ xấu là nợ đã chuyển sang nhóm 5 và cần ưu tiên xử lý gấp do tỷ lệ trích lập dự phòng lên đến 100%. Các ngân hàng luon cố gắng để tỷ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt và tìm mọi cách để giảm lượng nợ xấu bằng cách bán tài sản, bán nợ cho VAMC,….

- Chỉ tiêu khách hàng có nợ quá hạn

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Tổng khách hàng có nợ quá han

21

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 khách vay vốn thì có bao nhiêu khách có nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao phản ánh chính sách của ngân hàng không hiệu quả. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng chỉ tiêu nợ quá hạn chúng ta cũng có thể đánh giá là nợ quá hạn được phân đều cho các khách hàng, còn ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu nợ quá hạn cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn và nếu chỉ tiêu nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ. Việc tìm hiểu chính xác chỉ tiêu này giúp ngân hàng có những chiến lược chính xác hơn. Ví dụ như nếu nợ quá hạn xảy ra dàn đều trên nhiều khách hàng thì cần xem lại quy trình cấp tín dụng cũng như hồ sơ khi có quá nhiều hồ sơ cùng bị nợ quá hạn. Còn nếu chỉ tập trung vào một vài khách hàng lớn thì cần xem lại kĩ cách xác định khách mục tiêu và chiến lược cụ thể khi cấp tín dụng với các khách hàng lớn tương tự như vậy

Các chỉ tiêu về dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng là một hình thức ngân hàng trích lập một khoản tiền để đề phòng khi rủi ro xảy ra với một khoản cấp tín dụng. Có hai loại trích lập là trích lập dự phòng chung và trích lập dự phòng riêng biệt. Trích lập dự phòng chung thường sẽ được quy định tại từng thời kỳ theo số dư bình quân dư nợ nhân với tỷ lệ dự phòng chung. Còn trích lập dự phòng riêng thường xảy ra khi có khoản nợ xấu, nợ có vấn đề xuất hiện. Tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định nhà nước với các nhóm nợ như sau: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%

Mức độ trích lập cho thấy chất lượng của việc cấp tín dụng tại một đơn vị. Nếu đơn vị trích lập rủi ro nhiều chứng tỏ việc cấp tín dụng là có vấn đề, nhiều khoản vay được cấp không đúng mục đích hay khách hàng được cấp tín dụng yếu kém về tài chính dẫn đến không trả được gốc lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Có 2 chỉ tiêu liên quan đến dự phòng rủi ro tín dụng là:

Tỷ lệ dự phòng tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Tổng dư nợ cho kì báo cáo |

Chỉ số này cho biết được tỷ lệ tổng số số trích lập trên tổng dư nợ là bao nhiêu. Chỉ số này càng thấp có thể chứng tỏ 2 điều: một là các khoản dự phòng đã

22

được giảm xuống do xử lý được tài sản hay khách hàng thanh toán được nợ, hai là có thể do dư nợ tín dụng tăng nhanh còn lượng dự trữ giảm hoặc tăng chậm hơn. Dù là trường hợp nào thì chỉ số này càng thấp càng tốt

Hệ số bù đắp các khoản vay bị mất = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập

Dư nợ bị xóa |

Chỉ số này cho biết hiệu quả trong việc xử lý nợ của ngân hàng. Việc xử lý được nợ xấu sẽ giúp cho lợi nhuận của ngân hàng được cải thiện do giảm được tỷ lệ trích lập theo quy định hoặc được bồi hoàn toàn bộ nếu nợ xấu quay về nhóm 1. Chỉ số này cảng nhỏ càng tốt

Các chỉ tiêu phân tán rủi ro

Xét về đầu tư tài chính nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng luôn tuân theo một nguyên tắc nổi tiếng là “không bao giờ cho trứng và cùng 1 giỏ”. Do vậy khi cấp tín dụng cho khách hàng các ngân hàng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng và những người liên quan

- Tỷ lệ cho vay với khách hàng

Tỷ lệ cho vay khách hàng = Dư nợ với 1 khách hàng

Vốn tự có của ngân hàng x 100% Tỷ lệ cho vay nhóm khách hàng liên quan = Dư nợ với nhóm khách hàng

Vốn tự có của ngân hàng x 100%

Vốn tự có của ngân hàng được xác định bằng vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ cho vay 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng và tỷ lệ cho vay nhóm khách hàng liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. Điều này vừa tránh được việc khách hàng hoặc nhóm khách hàng sử dụng quá nhiều vốn của 1 ngân hàng duy nhất vừa tránh được rủi ro nếu khách hàng chiếm quá nhiều vốn tự có của ngân hàng, khi xảy ra nợ quá hạn ngân hàng vẫn cồn khả năng xử lý.

23

- Tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế

Tỷ lệ dư nợ theo ngành A = Dư nợ khách hàng ngành A

Tổng dư nợ ngân hàng x 100%

Chỉ tiêu này phản ảnh tỷ lệ cho vay tại một ngành kinh tế nhất định trên tổng dư nợ. Không có đánh giá tỷ lệ này cao hay thấp là tốt mà nó tùy thuộc theo từng ngành nghề, từng thời điểm của nền kinh tế. Ngân hàng nên chú ý đến việc giảm tỷ trọng trong những ngành nghề mang tính rủi ro. Ví dụ giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn khủng hoảng bất động sản toàn cầu, do đó những ngành liên quan đến bất động sản như đầu tư xây dựng, vật liệu xây dựng,….cần phải giảm tỷ lệ dư nợ các khách hàng ngành này. Nếu khách hàng đang có dư nợ thì duy trì và theo dõi thật kĩ, đồng thời hạn chế cho vay mới ngành nghề đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)