Nhóm giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 95 - 107)

Cho dù chính sách tín dụng có đứng đắn đến đâu, quy trình tín dụng có chặt chẽ đến đâu mà con người không tương xứng hoặc không được bố trí thích hợp thì hiệu quả đạt được cũng không cao. Nói chung, dù là vấn đền gì thì yếu tố con người luôn là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện bất kỳ mục tiêu nào do chính con người đặt ra. Con người vừa là yếu tố trung tâm, vừa là yếu tố nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế những rủi ro tín dụng những cũng đồng thời là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Khả năng kiểm soát và phòng ngữa rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa được (như thiên tai, tình hình kinh tế,,) là rất hạn chế vì vậy chỉ có cách nâng cao quản trị rủi ro tín dụng bằng yếu tố con người trong vận hành cơ chế quản trị rủi ro tín dụng.

3.3.4.1. Phân công công việc và trách nhiệm giữa các bộ phận, các phòng

- Tách biệt các chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng. Song song phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các bộ phận để tránh mâu thuẫn về quyền lợi gây nên nhiều rủi ro.

o Bộ phận bán hàng: tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh, thu thập thông tin về khách hàng và đưa ra đánh giá sơ bộ. Không để tình trạng cán bộ tín dụng vừa tiếp xúc với khách hàng vừa thẩm định khách hàng

o Bộ phận thẩm định: bao gồm bộ phận thẩm định tư cách khách hàng, tình hình tài chính, tính hiệu quả của phương án vay

o Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: thẩm định tín dụng độc lập (tái thẩm định), giám sát quá trình thực hiên các bộ phận bán hàng và thẩm định. Đồng thời giám sát quá trình vay vốn, trả nợ của khách hàng tại ra quá trình kiểm tra liên tục sau khi cho vay. Sau khi xem xét các điều kiện của khách hàng vay, sẽ có phản hồi về việc đồng ý hay không đồng ý với khoản vay.

89

o Bộ phận tác nghiệp, quản lý nợ vay: có chức năng lưu trữ hồ sơ, nhập máy tính theo dõi và quản lý khoản vay tho đúng quy định, điều kiện đã được phê duyệt từ bộ phận quản lý rủi ro tín dụng

3.3.4.2. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ chuyên viên:

Yếu tố con người là quan trọng nhất khi xem xét bất kỳ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Trong tín dụng, yếu tố con người lại càng quan trọng gấp nhiều lần, con người quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hiệu quả tín dụng ngân hàng. Cho nên rất cần thiết phải chuẩn hóa đội ngũ chuyên viên công tác tại khối khách hàng bán buôn theo hướng sau:

- Tuyển chọn và đào tạo nhận viên có năng lực, có đạo đức, phù hợp với công vệc và có chế độ đãi ngộ thích hợp với từng nhân viên

o Bộ phân chuyên viên quan hệ khách hàng phải là người có đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với ngân hàng, đặc biệt là đối với các cấp lãnh đạo

o Chuyên viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trường, pháp luật, chuyên môn hóa trong thẩm định từng ngành, nghề và từng đối tượng khách hàng

o Kiên quyết xử lý các cán bộ có liên quan đến tiêu cực tín dụng, không trung thực và chuyển cán bộ sang bộ phận công tác khác nếu thiếu kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ

- Cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo tại trung tâm đào tạo của Techcombank

o Các tài liệu giảng dạy cần được cập nhật thường xuyên, chính xác và mang tính thực tiễn cao. Có thể tổ chức thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ ngoài giờ làm việc để thuận tiện chuyển đổi giữa các nhân viên mà không có thời gian tham dự các lớp học. Tránh tình trạng nhân viên tại một chức danh nào đó khi chưa được đào tạo những kiên thức cần thiết, đặc biệt trong hoạt động tín dụng

o Đôi ngũ giảng dạy là những người có kinh nghiệm thực tế, đã từng công tác tại vị trí giảng dạy nhiều năm. Cần thiết thuê những chuyên gia về giảng dạy,

90

tuy nhiên phải thường xuyên theo sát lớp học để tránh tình trạng giảng dạy nội dung không đúng yêu cầu của khối khách hàng bán buôn

o Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, trao đổi về các tình huống tín dụng đã xảy ra để rút kinh nghiệm chung

- Cán bộ tín dụng cũng là nhân tố quan trọng trong hoạt động kiểm soát tín dụng. Ngoài việc nâng cao nhận thức của kiểm soát tín dụng, về sự cần thiết và vai trò của kiểm soát tín dụng trọng hoạt động ngân hàng, còn phải nâng cao nhận thức cho cán bộ tín dụng về ý nghĩa của kiểm soát, đào tạo cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ hoạt động này. Từ đó tạo cho họ khả năng chủ động trong kiểm soát với các khoản vay phức tạp, khó giám sát. Trên cơ sở làm cho cán bộ tín dụng hiểu rõ về sự cần thiết và vai trò của kiểm soát tín dụng thì mới khơi gợi và củng cố tinh thần tự giác, chủ động, tính có trách nhiệm trong kiểm soát tín dụng, các giải pháp đề nghị:

o Giám đốc/trưởng bộ phận tín dụng cần thường xuyên nhắc nhở, lưu ý cán bộ tín dụng về việc kiểm soát tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng

o Tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận về kiểm soat rủi ro tín dụng, nhấn mạnh các sai phạm và hậu quả gặp phải trong toàn khối khách hàng bán buôn cũng như trong ngân hàng để phòng tránh. Thảo luận đưa ra những biện pháp kiểm soát tín dụng linh hoạt nhưng an toàn cho từng trường hợp cụ thể

o Loại bỏ tâm lý khi cho vay chỉ dựa vào tài sản bảo đảm mà phải thực hiện nguyên tắc: cho vay phải dựa vào sự hiểu biết về khách hàng, có thể kiểm soát được hoạt động tín dụng khi cho vay

- Bố trí nhân sự hợp lý, tránh tình trạng thiếu nhân sự

o Lượng hóa công việc một cách hợp lý, cụ thể hơn để đo lường năng suất làm việc của nhân viên, từ đó bố trí nhân sự cho phù hợp. Tránh tình trạng làm việc quá mức, gây chán nản trong nhân viên, mất đi động lực làm việc và sẽ không đủ thời gian để tiếp xúc khách hàng và theo dõi các khoản cho vay

o Chế độ đãi ngộ cũng phải hợp lý, đúng với những cam kết ban đầu khi thỏa thuận làm việc. Tránh tình trạng kí phụ lục lao động một cách tùy tiện để thay đổi những điều khaorn ban đầu. Trường hợp bất khả khàng nên giải thích một cách

91

hợp lý, bố trí nhân viên chuyên trách/người có trách nhiệm nên giải thích một cách hợp lý, tránh gây hiêu lầm

o Tránh tình trạng chảy máu chất xám khi Techcombank đã đào tạo rất bài bản để có được nguồn nhân sự như hiện nay. Nhân sự đặc biệt là chuyên viên quan hệ khách hàng tại khối khách hàng bán buôn đều là các chuyên viên cao cấp hoặc giám đốc chi nhanh ngân hàng tuyển chọn lên do đó sẽ rất khó để có thể tuyển được người thay thế. Do đó việc tránh chảy máu chất xám phải được ưu tiên hàng đầu

3.3.4.3. Chính sách thu hút và giữ chân nhân tài

- Khối khách hàng bán buôn là một nơi làm việc chuyên nghiệp và có cơ hội được học hỏi rất lớn vì được tiếp xúc với các doanh nghiệp lớn. Do đó khối sẽ tích cực tuyển dụng nhân sự mới từ các chuyên viên cao cấp, giám đốc chi nhánh của chính Techocmbank và của ngân hàng khác.

- Có cơ chế tăng lương và thưởng xứng đáng cho cán bộ tại khối, đặc biệt là nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh của khối khách hàng bán buôn phải chịu áp lực rất lớn về mặt chỉ tiêu, áp lực doanh số nên cần có chế độ đãi ngộ thích hợp. Ngoài ra các bộ phận khác cũng bị áp lực lớn về phía khách hàng do khách hàng là doanh nghiệp lớn nên nhu cầu phát sinh thường và dù các nhu cầu phát sinh muộn thì các bộ phận vẫn phải phục vụ. Cần thiết có chế độ làm ngoài giờ với mức nhất định. Hơn nữa cần có cơ chế khi nhân viên nếu hôm nay đi làm về muộn thì hôm sau có thể đi làm muộn hơn để nhân viên tái tạo sức lao động và giảm áp lực công việc

- Hàng tháng, hàng quý có các chương trình thi đua khen thưởng cho các cá nhân tập thể đóng góp tích cực vào chương trình của khối. Các chỉ tiêu xét đánh giá dựa trênn hiệu suất công việc và số lượng công việc hoàn thành. Việc khen thưởng phải được thực hiện đều đặn, khen thưởng trước khối tạo động lực cho cán bộ nhân viên làm việc

3.3.4.4. Nhóm giải pháp về vận hành công nghệ

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin chiếm một vai trò quan trọng. Trong kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, bên nào có được nhiều thông tin hơn bên đó sẽ giành đươc rất nhiều lợi thế. Đặc biệt là đối với khách

92

hàng doanh nghiệp lớn, ngoài những thông tin cơ bản được công bố ra ngoài công chúng thì hầu như các thông tin khách đều được giấu kín rất kĩ. Do vậy trước khi gặp gỡ tiếp cận khách hàng thì các chuyên viên quan hệ khách hàng cần phải tìm hiểu kĩ thông tin khách hàng cũng như khối khách hàng bán buôn cần có một kho dữ liệu đầy đủ

- Liên tục cập nhật các khách hàng là các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các khách hàng nằm trong các khách hàng mục tiêu đã được xác định trong chiến lược khách hàng. Đối với các khách hàng hiện tại thì thông tin khách hàng phải được lưu trữ đầy đủ, khoa học. Việc này là vô cùng quan trọng không chỉ với việc thực hiện các giao dịch của khách hàng mà còn để kiểm soát lại hồ sơ khách hàng đã cung cấp đúng theo quy định Techcombank và nghị quyết phê duyệt hay chưa

- Nâng cấp các phần mềm mà nhân viên sử dụng theo phiên bản cập nhật mới nhất. Nó giúp cho các chuyên viên sử dụng các phần mềm một cách ổn định, chính xác. Việc này có thể tốn kém rất nhiều chi phí do các phần mềm đều là phần mềm bản quyền nhưng nó là cần thiết để đẩy nhanh tốc độ giao dịch cũng như có những tính năng hiện đại để theo dõi hồ sơ

- Lập một team chuyên biệt tại khối khách hàng bán buôn chuyên cập nhật tình hình và báo cáo về phân tích ngành và thị trường. Đặc biệt những ngành nghê mà khối tập trung khai thác cần có những phân tích và đánh giá kĩ càng, đồng thời lưu trữ thông tin đầy đủ để chuyển viên quan hệ khách hàng và chuyên viên thẩm định nắm được thông tin khi tiếp cận khách hàng, giảm thiểu được phần nào rủi ro tín dụng trong ngành hàng

93

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank, đề tài đã rút ra được một số kết luận như sau

Một là: Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay thì các ngân hàng cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt, hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nói chung và của Khối khách hàng bán buôn nói riêng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên không vì thế mà khối khách hàng bán buôn chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua việc quản trị rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi do đó phải có chiến lược phù hợp theo từng thời kì

Hai là luận văn đã tổng hợp và hệ thống lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại khối khách hàng bán buôn: so sánh với với các khối kinh doanh khác; xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo hướng tập trung và các phương pháp hiệu quả; Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản trị rủi ro tín dụng; xây dựng các chinh sách quản trị từ khâu thẩm định, cho vay cũng như kiểm soát sau vay

Ba là phân tích hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản trị rủi ro tín dụng của khối khách hàng bán buôn. Bên cạnh những kết quả đạt được rất tốt, đóng góp không nhỏ vào thành công của ngân hàng thì vẫn còn đó những hạn chế dẫn đến việc quản trị rủi ro tín dụng thiếu hiệu quả, cần được cải thiện trong thời gian tới

Bốn là từ những kết quả hệ thống lý luận và thực trang thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại khối khách hàng bán buôn cũng như kinh nghiệm từ các ngân hàng TMCP khách, luận văn đã đưa ra được những giải pháp nhằm cải thiện việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại khối khách hàng bán buôn. Đặc biệt là chính sách liên quan đến việc thấu hiểu khách hàng và chính sách về nhân sự. Ở mỗi nhóm giải pháp luận văn đã đưa ra những ý tưởng mới được hình thành 1 cách có căn cứ khoa học trên cơ sở thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của khối khách hàng bán buôn

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Tuấn Anh, Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2012

2. Nguyễn Quang Chính, Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Đã Nẵng, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2012

3. Trương Quốc Doanh, Rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.Hồ Chí Minh, 2007

4. Nguyễn Quang Hiện, Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội, 2016

5. Hoàng Văn Hoa, Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 4(33).2009, tr.140 – tr.145

6. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 14.(tháng 01-02/2007)

7. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội, 2015

8. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014

9. PGS.TS.Lê Văn Tề, Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2010

10. PGS.TS.Lê Hoàng Nga, Nghiệp vụ thị trường tiền tệ, NXB Tài Chính, Hà Nội, 2008

11. Ths.Phạm Thu Thủy, Đổi mới cách thức đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống, 2012, tại địa chỉ: http://bank.hvnh.edu.vn/4980/news-detail/813297/nam-hoc-2012-2013/doi-moi-

95

cach-thuc-do-luong-rui-ro-tin-dung-tai-cac-nhtm-viet-nam-trong-qua-trinh-tai-cau- truc-he-thong-ths-pham-thu-thuy-do-thi-thu.html

12. Nguyễn Đức Tú, Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân , Hà Nội, 2012

13. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Quy định số 0228/2015/QT ngày 09/10/2015 về quy trình cho vay bảo lãnh khách hàng doanh nghiệp tại Khối khách hàng bán buôn, Hà Nội, 2015

14. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam , Quy định số 0081/2014/QDD ngày 25/12/2014 quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng dành cho khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 95 - 107)