2014-2016
Khối khách hàng bán buôn tuy mới chỉ thành lập năm 2010 nhưng những gì khối mang lại cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam là vô cùng to lớn. Đặc biệt năm 2016 là năm mà thị trường bất động sản ấm dần lên, các chủ đầu tư bắt đầu khởi động các dự án chung cư, nghỉ dưởng, biệt thự cao cấp,.. của mình. Tận dụng tình hình đó khối khách hàng bán buôn đã đi trước đón đầu, bắt tay với các chủ đầu tư lớn, cho vay các khoản tín dụng lên đến hàng nghìn tỷ đồng để chủ đầu tư mua lại các dự án, khiến cho dư nợ tăng lên nhanh chóng, mang lại lợi nhuận khổng lồ không chỉ cho khối khách hàng bán buôn mà còn cho toán ngân hàng Techcombank.
47
Biểu 2.1. Bảng dƣ nợ cho vay huy động giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Khối khách hàng bán buôn)
Tính trên số liệu năm 2014, tổng mức cho vay của toàn ngân hàng đạt 94.543 tỷ đồng thì khối khách hàng bán buôn đã đóng góp 28.124 tỷ đồng, chiếm 29.74%. Năm 2015 toàn ngân hàng đạt 99.004 tỷ đồng, chỉ tăng 4.72% thì khối khách hàng bán buôn đóng góp tới 37.226 tỷ đồng, chiếm đến 37.6%, tăng hơn 7% so với tỷ trọng năm 2015 và tăng 32.3% về mặt số lượng so với năm 2014. Có thể nói năm 2015 là một năm cực kỳ thành công của khối khách hàng bán buôn khi có những sự tăng trưởng vượt bậc về cả chất lượng và số lượng. Sang năm 2016, dư nợ tín dụng tại khối khách hàng bán buôn tiếp tục tăng trưởng lên con số 48.291 tỷ đồng, tăng thêm so với năm 2015 là 11.065 tỷ đồng.
Tình hình huy động của khối cũng khá ấn tượng. Năm 2014 tổng số huy động đạt 20.101 tỷ đồng, sang năm 2015 tăng nhẹ lên 25.116 tỷ đồng còn năm 2016 thì tăng cực mạnh lên con số 42.756 tỷ đồng, tăng gần 170% so với năm 2015. Có được kết quả ấn tượng như vậy là do khối khách hàng bán buôn từ khi đặt các mối quan hệ với các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào cho vay mà còn đi sâu khai thác các nhu cầu khác của họ. Khi các dự án lớn đi vào hoạt động, nguồn tiền về
48
của khách hàng về rất nhiều (từ tiền người mua nhà, từ tiền doanh thu bán các sản phẩm khác,..). Tận dụng tốt những lí do trên khối khách hàng bán buôn đã huy động được một lượng tiền gửi lớn của các doanh nghiệp lớn
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp thu nhập giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2014 2015 2016
Tổng thu nhập 1.534 2.010 2.505
Thu nhập từ lãi suất 1.095 1.628 1.973
1. Huy động 241 372 587
- Tiền gửi có kì hạn 84 156 217
- Tiền gửi không kì hạn 157 216 316
2. Cho vay 1.010 1.257 1387
Thu nhập từ các loại phí 197 272 379
Thu nhập thuần tƣ giao dịch
75 110 153
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Khối khách hàng bán buôn)
Bảng lãi lỗ từ năm 2014 – 2016 của khối khách hàng bán buôn có liên quan chặt chẽ đến bảng cơ cấu tín dụng và huy đông. Tổng thu nhập của toàn ngân hàng năm 2014 đạt 7.007 tỷ đồng thì khối khách hàng bán buôn đóng góp 1.500 tỷ đồng, chiếm 21.42%. Sang năm 2015, tổng lợi nhuận toàn ngân hàng đạt 9.344 tỷ đồng thì khối khách hàng bán buôn chiếm 21.5% đạt 2.010 tỷ đồng. Đến năm 2016 lợi nhuận của khối tiếp tục tăng ấn tượng gần 500 tỷ đồng để đạt mức 2.505 tỷ đồng. Trong các chỉ số thì chỉ số lãi từ hoạt động huy động tăng ấn tượng nhất với mức tăng 215 tỷ đồng từ năm 2015 sang năm 2016. Điều này có được nhờ định hướng khách hàng tốt từ ban lãnh đạo khối khách hàng bán buôn. Việc chăm sóc khách hàng không chỉ nhằm mục đích mời khách hàng vay vốn mà còn muốn khách hàng gửi lại tiền hiện
49
chưa đem đầu tư gửi tại ngân hàng. Nếu như lợi nhuận từ lãi suất cho vay thường chỉ từ 1 – 1.2% do phải cạnh tranh với các ngân hàng khác thì lợi nhuận từ lãi suất huy động, đặc biệt là lãi suất tiền gửi không kì hạn là rất lớn do ngân hàng chỉ phải trả cho khách hàng lãi suất không kỳ hạn rất thấp.
Không chỉ vậy mà thu nhập từ các khoản phí dịch vụ cũng được khối khách hàng bán buôn quan tâm phát triển. Với đinh hương phát triển chung của ngành ngân hàng là nâng cao chất lượng dịch vụ để đánh vào mảng thu phí. Việc thu phí vừa không phải chịu rủi ro tín dụng như khi cho vay mà còn được thu trực tiếp tiền từ khách hàng. Mức thu nhập từ phí năm 2014 chỉ là 197 tỷ, sang đến năm 2015 tăng lên 272 tỷ và đến 2016 đã lên đến 379 tỷ, tăng 182 tỷ tương ứng mức tăng gần 200% so với năm 2014. Có được thành công này là nhờ các khoản thu phí từ việc mở bảo lãnh nhà tương lai cho các dự án bất động sản mà khối khách hàng bán buôn đang cấp tín dụng.. Trong các nghị quyết của hội đồng tín dụng cấp cao, việc yêu cầu khách hàng chuyển toàn bộ doanh thu từ dự án ngoài việc kiểm soát dòng tiền của dự án còn tăng thu nhập từ lái suát không kỳ hạn cũng như phí chuyển tiền. Từ đó ta có thể thấy được sự liên quan đặc biệt giữa việc phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng
Có thể thấy trong giai đoạn 2014 – 2016 khối khách hàng bán buôn ngân hàng Techcombank đã phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng. Các chỉ số tài chính cũng tăng rất tốt
Bảng 2.3. Các chỉ số tài chính giai đoạn 2014 - 2016
Các chỉ số 2014 2015 2016
Tốc độ tăng trưởng 25% 32% 29%
Lợi nhuận gộp từ khách hàng 105% 105% 107%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Khối khách hàng bán buôn)
Mức độ tăng trường dư nợ tín dụng các năm đều duy trì ở mức tốt (từ 25% đến 35% so với năm trước đó), quy mô ngày càng được mở rộng. Lợi nhuận thu được từ
50
khách hàng so với chi phí bỏ ra cũng giữ ở mức tốt là xấp xỉ 110%. Giai đoạn 2014 – 2016 nhờ những định hướng đúng đắn từ phía ban lãnh đạo mà hoạt động của khối khách hàng bán buôn ngày càng được phát triển. Trong giai đoạn sắp 2016 – 2020 khối khách hàng bán buôn sẽ có thêm nhiều sáng kiến cải tiến mới để nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thành mục tiêu trở thành ngân hàng bán buôn tốt nhất Việt Nam vào năm 2020
Bảng 2.4. Số lƣợng khách hàng và dƣ nợ chia theo phân năm 2016 Số lƣợng khách hàng Dƣ nợ tín dụng Dƣ nợ Tiền gửi có kỳ hạn
Dƣ nợ tiền gửi không kỳ hạn
NHÓM VIP 57 36,142 14,189 4,110 NHÓM KHÁC 230 12,149 18,921 5,536
TỔNG 287 48,291 33,110 9,646
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Khối khách hàng bán buôn)
Năm 2016 là một năm khối khách hàng bán buôn phát triển mạnh mẽ với việc gia tăng số lượng khách hàng lên con số 287 khách hàng, trong đó khách hàng thuộc nhóm VIP là 57 khách hàng, chiếm 19.8% tổng số khách hàng. Tuy nhiên 19.8% khách hàng này lại chiếm 75% dư nợ tín dụng của toàn khối. Điều này có thể được giải thích do các khách hàng thuộc phân khúc VVIP đều là những tập đoàn công ty lớn và chủ yếu đầu dư các dự án bất động sản nên số tiền vay cũng rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ trên một khoản vay, kèm với đó là lượng khách hàng thanh toán tiền mua căn hộ giúp cho lượng tiền gửi không kì hạn của các khách hàng nhóm VVIP
51
Biểu 2.2. Thu nhập theo phân khúc khách hàng năm 2016
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Khối khách hàng bán buôn)
Từ phân tích thực trạng doanh số theo phan khúc ở trên thì ta thấy được sự đóng góp rất lớn từ các khách hàng nhóm VVIP. Lợi nhuận mang lại từ lãi suất vay nhóm VVIP là 1.036 tỷ đồng, chiếm đến 75% tổng thu nhập từ lãi vay của toàn khối. Thu nhập từ huy động tiền gửi đạt 94 tỷ chiếm 43.3% của khối và thu nhập từ tiền gửi không kỳ hạn cũng mở mức tương tự khi đạt 168 tỷ chiếm 53.1% của khối. Lợi nhuận thu được từ các khoản phí cũng khá lớn do các khách hàng nhóm VVIP thường vay vốn đầu tư bất động sản nên phí thu từ bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương la là rất, đóng góp đáng kể trong 180 tỷ thu nhập từ phí cảu phân khúc VVIP. Dù đóng góp nhiều như vậy nhưng cũng không thể nói các phân khúc khác đóng góp ít cho khối khách hàng bán buôn. Thị trường bất động sản luôn là thị trường nhiều rủi ro, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 mà nguồn cơn từ khủng hoảng bất động sản. Biết được điều này, định hướng trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ là giảm tỷ trọng cho vay dự án bất động sản, tập trung sang cấp hạn mức ngắn hạn cho các doanh nghiệp sản xuất thương mại để thu phí bảo lãnh, L/C…..
52