Tài trợ rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 75 - 76)

Khối khách hàng bán buôn trong giai đoạn 2014 – 2016 có lượng nợ quá hạn khá ít. Năm 2014 nợ quá hạn chỉ tập trung vào 3 khách hàng, sang năm 2015 vẫn là 3 khách hàng còn năm 2016 giảm xuống chỉ còn 2 khách hàng. Dù vậy thì công tác xử lý rủi ro tại khối khách hàng bán buôn vẫn được chú trọng để làm giảm tối đa với các biện pháp: trích lập dự phòng rủi ro, gia hạn nợ và thanh lý tài sản bảo đảm

Trích lập dự phòng rủi ro: đây là biện pháp được sử dụng chủ yếu tại Khối khách hàng bán buôn. Trích lập được chia làm 2 loại là trích lập dự phòng chung và trích lập dự phòng riêng biệt. Trích lập dự phòng chung được quy định là 0.075% nhân với dư nợ trung bình trong kì tính toán. Kì tính toán có thể là theo tháng, theo quý và theo năm. Việc trích lập này được sử dụng như một khoản dự trữ chung, bất kể là nợ quá hạn của khối khách hàng bán buôn là bao nhiêu. Cấu phần còn lại là trích lập dự phòng riêng cho từng khoản vay. Vì nợ quá hạn ở mức thấp nên tỷ lệ trích lập cũng khá thấp. Năm 2014 tỷ lệ này so với dư nợ tín dụng là 0.012%, sang năm 2015 là 0.008% còn đến năm 2016 là 0.006%. Thực tế nợ quá hạn của khối khách hàng bán buôn giảm không nhiều qua các năm nhưng nhờ chính sách quản trị rủi ro tín dụng đúng đắn nên trong giai đoạn 2014-2016 không phát sinh thêm món nợ quá hạn nào mà dư nợ tín dụng tăng rất nhanh nên tỷ lệ là khá thấp

Gia hạn nợ: tại khối khách hàng bán buôn hiện tại không có trường hợp nào gia hạn nợ. Việc gia hạn nợ vẫn có thể chuyển nhóm nợ nên ban lãnh đạo không sử dụng phương án này. Để giảm gánh nặng trả nợ cho khách hàng thì ban lãnh đạo khối thưởng sử dụng phương án giảm lãi suất cho khách hàng hoặc nếu không sẽ chuyển sang phương án thanh lý tài sản bảo đảm

Thanh lý tài sản bảo đảm: khi các khoản vay đến hạn không thanh toán được khối khách hàng bán buôn thì ban lãnh đạo sẽ sử dụng phương án thanh lý tài sản

69

bảo đảm. Khi cấp tín dụng, ngoại trừ các tập đoàn rất lớn có thể vay vốn bằng hình thức tín chấp thì các doanh nghiệp khác thế chấp bằng tài sản bảo đảm. Ví dụ các dự án bất động sản. khi cấp tín dụng cho các doạnh nghiệp này thì khối khách hàng bán buôn thường yêu cầu các khách hàng thế chấp 2 loại tài sản: một là toàn cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty, hai là thế chấp luôn chính dự án mà khối khách hàng bán buôn tài trợ. Cả hai hình thức này đều cùng một mục đích là nếu doanh nghiệp không thanh toán nợ gốc đến hạn thì sẽ tiến hành nắm quyền kiểm soát lại toàn bộ dự án và có thể bán lại cho bên thứ 3. Việc này vừa đảm bảo cho việc thu lại gốc vay vừa tạo áp lực cho doanh nghiệp phải tìm phương án trả ngân hàng nếu không sẽ bị mất kiểm soát dự án

Ví dụ: công ty N.S.V hiện đang vay vốn tại khối khách hàng bán buôn Techcombank để phát triển dự án bất động sản. Trong các tài sản bảo đảm cho khoản vay có phần tiền trên tài khoản cho dự án, trong đó có điều khoản Techcombank được quyền trích nợ tự độngmà không cần có sự đồng ý của chủ tài khoản để thực hiên thu nợ. Đến cuối năm 2016 do nguồn tiền dự án về không đúng theo kế hoạch dẫn đến việc các khoản vay đến hạn khó có thể được thanh toán. Khối bán buôn đã tiến hành trích tiền từ tài khoản khách hàng (bao gồm tiền người mua nhà đã thanh toán cũng như đặt cọc trước đó) để tiến hành thu nợ ngay, tránh việc khách hàng bị nợ quá hạn cũng như đảm bảo cho ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)