Quy trình quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 30 - 44)

1.3.4.1. Xác định hạn mức rủi ro tín dụng của khối khách hàng bán buôn

Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi trong quá trình cấp tín dụng. Do đó mỗi ngân hàng khi đưa ra chiến lược chính sách quản trị rủi ro tín dụng phải xác định rõ mức độ rủi ro mà ngân hàng đó chấp nhận. Vì không thể có một chiến lược hay phương án nào co thể triệt tiêu toàn bộ rủi ro tín dụng nên việc xác định khẩu vị rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Nó là một yếu tố không thể thiếu trong mọi chiến lược của ngân hàng. Ví dụ như nếu ngân hàng chấp nhận rủi ro cao đến lấy doanh số và lợi nhuận thì các quy trình hay điều kiện tín dụng sẽ được nới lỏng, ngược lại nếu ngân hàng xác định một hẩu vị rủi ro chặt chẽ thì các quy trình và điều kiện tín dụng theo các khoản vay sẽ rát nghiêm ngặt. Việc xác định khẩu vị rủi ro tín dụng của ngân hàn sẽ không đồng nhất cho tất cả các khoản vay mà sẽ được xác định thông qua từng ngành nghề, từng nhóm khách hàng,...Trong mỗi giai đoạn phát triển của ngân hàng cần xác định rõ khẩu vị rủi ro tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển lợi ích của các bên liên quan và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng để xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro thích hợp

Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng:

24

- Chiến lược rủi ro tín dụng bao gồm các mục tiêu cần đạt được và cách thức vận hành để có thể đạt được những mục tiêu đó. Chỉ rõ được chức năng nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo bao gồm Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành ngân hàng đến các bộ phận liên quan như khối quản trị rủi ro, bộ phận tín dụng và bộ phận vận hành tín dụng

- Các chiến lược phải chỉ ra rõ được các loại rủi ro tín dụng theo từng ngành nghề, từng phân khúc và có những phương án xử lý cho từng loại rủi ro tín dụng đó, xác định được hạn mức cho phép đối với mỗi loại rủi ro tín dụng để có những chính sách phù hợp

- Đối với mỗi laoij rủi ro tín dụng phải thiết lập những quy trình thực hiện và giám sát riêng biệt

Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu:

- Đảm bảo cân bằng đối với 2 yếu tố lợi nhuận và rủi ro. Hơn nữa, khi đã đặt ra khẩu vị rủi ro cho phép thì cần tối đa hóa thu nhập mang lại cho ngân hàng

- Là cơ sở trong việc thiết lập chính sách cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng, các sản phẩm tín dụng, các ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý, đồng tiền cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, chính sách lãi suất và phi lãi suất, cơ chế xử lý các trường hợp ngoại lệ và các vấn đề khác

- Đảm bảo được chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của toàn hệ thống ngân hàng

- Đảm bảo được các chính sách quản trị rủi ro tín dụng phải luôn cập nhật với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường cũng như các vấn đề về pháp lý để đảm bảo các quy trình không bị lỗi thời

- Có tính kế thừa liên tục để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện các chu kỳ kinh tế

- Các quyết định và hành vi vi phạm chiến lược quản lý rủi ro phải được báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền

25

- Các sản phẩm tín dụng, tài sản bảo đảm, đối tượng khách hàng, các khu vực địa lý, các ngành nghề kinh tế được cấp tín dụng hoặc hạn chế tín dụng

- Hướng dẫn quy trình cấp tín dụng đối với từng phương thức từng loại hình tín dụng

- Thiết lập các hạn mức rủi ro cụ thể phù hợp chiến lược quản lý rủi ro tín dụng

- Phân cấp thẩm quyền đối với việc trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định

- Xác định vai trò và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến cấp tín dụng và quản lý tín dụng

- Quản lý các khoản tín dụng có vấn đề - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Qua việc đưa ra những chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng, ban lãnh đạo khối khách hàng bán buôn sẽ đưa ra được hạn mức chấp nhận rủi ro tín dụng cho từng thời kì. Nếu thời kì kinh tế khủng hoảng, chắc chắn hạn mực chấp nhận rủi ro tín dụng là rất thấp, các điều kiện về khách hàng cũng như điều kiện tín dụng sẽ rất chặt chẽ. Ngược lại khi thị trường đang trong quá trình phục hồi và phát triển thì hạn mức sẽ được nới rộng, về cả quy mô dư nợ lẫn điều kiện tín dụng

1.3.4.2. Nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn

Quy trình xếp hạng tín dụng khối khách hàng bán buôn:

BƢỚC 1: Xác định ngành nghề lĩnh vực: theo ngành kinh tế thì doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm: Nông lâm ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng vật liệu xây dựng và sản xuất công nghiệp. Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù về các chỉ tiêu tài chính.

BƢỚC 2: Xác định quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp được xác định bằng phương pháp điểm số dựa trên 4 tiêu chí gồm: vốn, lao động, doanh thu thuần và nghĩa vụ thuế đối với ngân sách

26

Bước 3.1: Trên cơ sở báo cáo tài chính của doanh nghiệp cán bộ tín dụng tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp sau đó đem so sánh các chỉ tiêu tài chính chuẩn để xác định xem doanh nghiệp nằm ở vị trí nào trên thước đo 100 đến 40

Bước 3.2: Căn cứ vào vị trí trên thước đo cán bộ tín dụng sẽ cho điểm doanh nghiệp - Tất cả các chỉ tiêu đứng trước thang điểm 100 thì được 100 điểm

- Tất cả các chỉ tiêu nằm giữa 100 và 80 thì có số điểm là 80 - Tất cả các chỉ tiêu nằm giữa 80 và 60 thì có số điểm là 60 - Tất cả các chỉ tiêu nằm giữa 60 và 40 thì có số điểm là 40 - Tất cả các chỉ tiêu đứng sau 40 thì có điểm 20

- Ngoài ra các chỉ số âm thì điểm bằng 0

Bước 3.3: Sau khi đã xác định được điểm số ban đầu, ta phải lấy điểm số này nhận với trọng số tương ứng của chỉ tiêu này. Điều này là đúng vì dưới góc độ của ngân hàng thì các chỉ tiêu tài chính khác nhau có tầm quan trọng khác nhau.

Bước 3.4: Cộng tất cả các điểm trọng số lại sẽ cho kết quả “Điểm các chỉ tiêu tài chính”

BƢỚC 4: Tính điểm các chỉ tiêu phi tài chính - Chấm điểm dòng tiền

- Chấm điểm chất lượng quản lý - Chấm điểm uy tín trong giao dịch

- Chấm điểm các yếu tố bên ngoài và yếu tố khác

BƢỚC 5: Tổng hợp điểm của doanh nghiệp

- Điểm tổng hợp dùng để phân loại doanh nghiệp là tổng số điểm các chỉ tiêu tài chính cộng với điểm phi tài chính có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không

27

Bảng 1.3. Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ

Điểm Hạng Nhóm Đánh giá xếp hạng

93-100 AAA Nhóm 1 Hạng tối ưu 85-92 AA Nhóm 1 Hạng ưu 77-84 A Nhóm 1 Hạng tốt 69-76 BBB Nhóm 2 Hạng khá 61-68 BB Nhóm 2 Hạng trung bình khá 53-60 B Nhóm 2 Hạng trung bình 45-52 CCC Nhóm 3 Hạng trung bình yếu 37-44 CC Nhóm3 Hạng yếu 29-36 C Nhóm 4 Hạng yếu kém <29 D Nhóm 5 Hạng tồi

Ưu điểm của mô hình xếp hạng nội bộ:

- Mô hình đánh giá nội bộ là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay, thường đã được giới thiệu đến những người trong chuyên ngành kinh tế do đó dễ dàng hơn trong việc sử dụng

- Mô hình này dựa trên công nghệ phân tích đơn giản, hệ thống lưu trữ thông tin có sẵn và khá ổn định, kết quả xếp hạng phụ thuộc chủ yếu vào sự phán đoán và khẩu vị rủi ro của các chuyên gia không sử dụng các mô hình toán phức tạp

- Mô hình này có thể áp dụng cho từng khoản vay riêng lẻ, có tính đặc thù vùng miền phong tục tập quán trong khi đó sử dụng các yếu tộ định lượng sẽ không đưa ra được quyết định chính xác mà cần dựa trên ý kiên chuyên gia

Nhược điểm của mô hình xếp hạng nội bộ:

- Các chỉ tiêu tài chính đòi hỏi người thực hiện cần phải thu thập thông tin cực kỳ chính xác do đó độ chính xác của chỉ số tài chính phụ thuộc nhiều vào độ chính xác các thông tin có được. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng bởi trình độ chuyên môn của

28

những người trực tiếp thực hiện việc phân tích. Còn các chỉ tiêu phi tài chính thì khó có thể đặt ra quy chuẩn một cách chính xác mà phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người thực hiện phân tích

- Có rất nhiều những chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng với từng khách hàng nhưng khó có thể lượng hóa để đưa vào bảng tính như: sở thích tính cách của từng khách hàng, phong tục tập quán của từng vùng miền,… Những yếu tố này điều rất quan trọng do đó dù không có trong bảng chỉ tiêu thì những chuyên gia phân tích cũng cần chú ý khi xếp hạng khách hàng

- Các chỉ số để xếp hạng thường thay đổi điều chỉnh 1 năm 1 lần tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường thay đổi từng ngày như hiện nay, các chỉ số có thể không còn chính xác trong từng trường hợp khách nhay do đó những chuyên gia phân tích cần rất chú ý đánh giá khách hàng chính xác theo từng thời điểm

1.3.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện

Từng khoản tín dụng đơn lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng cần được theo dõi và kiểm soát rủi o hàng ngày. Nếu chất lượng tín dụng bị giảm sút thì ngân hàng phải áp dụng các biện pháp quản lý chủ yếu như sau:

- Theo dõi kết quả phân loại nợ của khách hàng

- Đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi theo quy định của cơ quan quản lý - So sánh mức rủi ro tín dụng thực tế với giới hạn, hạn mức tín dụng theo quy định của pháp luật và giới hạn hạn mức tín dụng theo quy định của ngân hàng

Quy trình theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng được quy định bằng văn bản và bao gồm:

- Vai trò trách nhiệm của các cá nhân bộ phận thực hiện theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng

- Quy trình thực hiện phân loại nợ đối với các khaonr tín dụng theo quy định của pháp luật và theo quy định của ngân hàng

- Quy trình đánh giá và các phương pháp phân tích đối với từng khaorn tín dụng và toàn bộ danh mục tín dụng

29

Điều chỉnh sau giám sát

Quá trình điều chỉnh sau giám sát cũng rất quan trọng khi có thể đưa ra các cảnh báo sớm nhằm giúp ngân hàng có thể tìm được cách khắc phục rủi ro tín dụng trước khi nó xảy ra cũng như hạn chế tối đa tổn thất gây ra, bao gồm:

- Xác định tần suất thực hiện theo dõi rủi ro tín dụng

- Xác định tần số tiếp xúc tại chỗ với khách hàng để thu thập thông tin phục vụ cho việc theo dõi kiểm soát rủi ro tín dụng

- Giá trị của tài sản bảo đảm: kiểm tra định kì giá trị tài sản bảo đảm và đánh giá lại ngay giá trị của tài sản bảo đảm khi có dấu hiệu sụt giảm giá trị của tài sản bảo đảm

- Quy trình cảnh báo sớm khi có dấu hiệu chất lượng tín dụng bị suy giảm hoặc mức rủi ro tăng lên. Các trường hợp cảnh báo sớm phải được thông báo cho tất cả các bộ phận liên quan của ngân hàng và tiến hành ngay việc rà soát, đánh giá lại chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng.

1.3.4.4. Tài trợ rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn Trích lập dự phòng rủi ro

Phương pháp xử lý rủi ro cơ bản của các ngân hàng cũng như khối khách hàng bán buôn. Theo quy định của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng phải trích lập dự phòng tùy thuộc vào nhóm nợ của các khoản vay. Số tiền trích lập dự phòng được tính theo công thức sau:

Ri = (Ai – Ci) x r

Trong đó: Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng Ai là số dư nợ gốc

Ci là gái trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

R là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo từng nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng được quy định tại mục 2 điều 12 thông tư

30

2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Ngoài việc trích lập dự phòng theo nhóm nợ thì khối khách hàng bán buôn còn trích lập dự phòng chung

Gia hạn và điều chỉnh thời hạn trả nợ

Gia hạn nợ việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay quy định trong Hợp đồng tín dụng đã ký (Ngân hàng nhà nước, 2008). Khách hàng khi gặp khó khăn trong quá trình vay vốn sẽ có đề nghị kéo dài thời gian vay vượt so với thời hạn ban đầu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được gánh nặng trả nợ tuy nhiên theo quy định của ngân hàng nhà nước thì lần gia hạn đầu tiên sẽ bị chuyển nợ nhóm 3. Còn điều chỉnh kì hạn trả nợ là việc ngân hàng thay đổi lại việc trả nợ của khách hàng nhưng vẫn giữ nguyên kì hạn trả nợ cuối cùng (Ngân hàng nhà nước, 2008). Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì lần điều chỉnh đầu sẽ chuyển nợ nhóm 2. Nghiệp vụ này giúp giảm số tiền trả của khách hàng hàng tháng nhưng sẽ dẫn đến chuyển nhóm nợ và ngân hàng phải trích lập dự phòng. Do đó khi xem xét phương án cho khách hàng khi rủi ro tín dụng xuất hiện cần cân nhắc thêm các phương án khác như: giảm lãi suất,…

Thanh lý tài sản bảo đảm và bán nợ

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ khách hàng nhưng khách hàng vẫn không thể thanh toán được gốc lãi theo từng kỳ đã định của khoản vay thì ngân hàng sẽ có phương án xử lý tài sản bảo đảm đã được thế chấp cho khoản vay. Điều đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc nhận tài sản bảo đảm cho khoản vay. Khách hàng được yêu cầu hợp tác trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo, nếu không sẽ có biện pháp cưỡng chế phù hợp. Việc thanh lý tài sản thường rất mất nhiều thời gian và tiền bạc do khách hàng có thể có thái độ không hợp tác trong quá trình thanh lý, việc trình hồ sơ xử lý tài sản đến các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là tòa án để thụ lý và xử lý cũng mất rất nhiều thời gian. Trong trường hợp tài sản không thể xử lý được thì ngân hàng vẫn còn một phương án đó là bán tài sản bảo đảm cho các công ty xử lý nợ. Tuy nhiên với tính chất các khoản vay của khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khối khách hàng bán buôn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)