Kinh nghiệm triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã Q Rở một số quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 30)

Hiện nay, xu thế thanh toán không sử dụng tiền mặt đã và đang dần ăn sâu vào tiềm thức của người dân Trung Quốc. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, hơn 1 tỷ người đang sử dụng phương thức thanh toán bằng mã QR hằng ngày, dịch vụ này phổ biến đến nỗi ngay cả những người cao tuổi cũng mua rau trên điện thoại di động. Từ đặt lịch hẹn khám bác sĩ, giữ chỗ ở nhà hàng cho tới mua vé xem phim, cư dân Bắc Kinh và các thành phố lớn khác đều có thể thanh toán bằng cách quét mã QR thông qua ứng dụng.

Ở Trung Quốc, mã QR được tạo bằng phần mềm tạo mã vạch sản phẩm ở khắp mọi nơi – được sử dụng bởi các nhà bán lẻ lớn, thị trường đường phố và thậm chí cả những người ăn xin và người đi làm.

Tecent’s (TCTZF) WeChat Pay và Alibaba (BABA) spinoff Alipay là ứng dụng thanh toán di động chiếm ưu thế ở Trung Quốc. WeChat Pay của Tencent có 900 triệu người dùng, trong khi Alibaba Alipay có hơn 500 triệu người dùng, phần lớn đều là dân Trung Quốc. Hầu như mọi hoạt động của xã hội như ăn uống, mua sắm, giải trí tại cửa hàng, trung tâm thương mại, du lịch… đều có thể thanh toán bằng việc quét mã QR qua ứng dụng thanh toán WeChat Pay và Alipay trên điện thoại di động

Trong 15 năm qua, thị trường thanh toán di động Trung Quốc đạt giá trị tới 16 nghìn tỷ USD, chủ yếu do hai công ty lớn nhất nước này Tencent và Alibaba chiếm lĩnh. Thanh toán di động Trung Quốc đạt 9 nghìn tỷ năm 2016 (số liệu của iResearch Consulting Group) trong khi con số tại Mỹ chỉ khiêm tốn ở mức 112 tỷ USD (số liệu của Forrester Research).

Cuối năm 2017, Ví điện tử WeChat Pay của Trung Quốc đã chính thức kết nối thanh toán tại Việt Nam thông qua hợp tác với ví điện tử trong nước là VIMO để chấp nhận thanh toán cho du khách Trung Quốc. Theo đó, khi du khách Trung Quốc thanh toán mua hàng tại các cửa hàng ở Việt Nam, người bán nhập thông tin đơn hàng và số tiền thanh toán bằng đồng Việt Nam trên ứng dụng VIMO của đơn vị chấp nhận thanh toán để tạo mã giao dịch bằng mã QR. Sau đó du khách sử dụng Ví điện tử WeChat Pay trên điện thoại của mình quét mã của người bán để hoàn tất giao dịch thanh toán không tiền mặt, cửa hàng nhận được tiền thanh toán vào tài khoản ngân hàng tại Việt Nam trong tối đa 2 ngày làm việc. Việc này mang lại nhiều lợi ích cho người dân Trung quốc và các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng ví Wechat Pay đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro cho dịch vụ tài chính tại Việt Nam vì dòng tiền đi thẳng về Trung Quốc mà không phải kiểm soát của Ngân hàng tại Việt Nam.

1.4.2 Kinh nghiệm triển khai tại Ấn Độ

Ấn Độ hiện tại có tới 300 triệu người dùng thiết bị di động và cứ mỗi tháng, con số này sẽ tăng thêm 20 triệu. Các công ty trong nước và nước ngoài sớm nhận ra hình thức thanh toán thông qua mã QR sẽ là giải pháp lý tưởng nhất để phát triển thanh toán di động tại đất nước này mà không phải tốn quá nhiều chi phí hạ tầng. Các ví điện tử bắt đầu mọc lên, nổi bật là Paytm, mRuppee, cạnh tranh với ứng dụng của các tổ chức quốc tế là mVisa và Masterpass, hay ứng dụng do tổ chức thanh toán trong nước ban hành là RuPay.

Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các mạng lưới thanh toán kỹ thuật số như RuPay, MasterCard, và Visa phải có một công nghệ dựa trên mã QR để giúp các thương gia vượt qua giai đoạn giao dịch tiền mặt bằng “thẻ nhựa”. Thương gia có thể hiển thị mã QR tại quầy tính tiền của họ, khách hàng có thể quét bằng điện thoại di động của họ và thanh toán thông qua ứng dụng của RuPay, Mastercard hoặc Visa.

Ngoài ra, để đồng bộ trong việc phát triển thanh toán di động, Chính phủ Ấn Độ đã phối hợp cùng các tổ chức thanh toán lớn là NPCI, Visa, MasterCard và American Express cho ra đời mã Bharat QR. Mã Bharat QR được tạo ra dựa theo các quy định của ngân hàng Trung Ương Ấn Độ (Reserve Bank of India) và được coi là chuẩn QR tại Ấn Độ. Các chủ doanh nghiệp chỉ cần đặt một loại mã QR duy nhất mà không lo

khách hàng của mình không có loại thẻ hay ứng dụng tương thích. Đây là bước đi mang tính quyết định trong việc phát triển thanh toán di động tại đất nước đông dân thứ hai trên thế giới này.

Có thể nói Ấn độ Ấn Độ là đất nước đi tiên phong trong việc đồng bộ hóa thị trường thanh toán di động với một chuẩn mã QR chung, và đây cũng là hướng đi hợp lý cho Việt Nam trong bối cảnh thị trường đón nhận hàng loạt các giải pháp thanh toán bằng mã QR.

1.4.3 Kinh nghiệm triển khai tại Hàn Quốc

Siêu thị Home Plus thuộc Tập đoàn Tesco tại Hàn Quốc (còn được biết đến với cái tên Tesco) đã tạo ra một cửa hàng ảo tại đường hầm tàu điện ngầm, nơi những người đi làm có thể chọn mua thực phẩm bày bán trên một bức tường ảo. Chuỗi siêu thị Home Plus đã sử dụng công nghệ để thay đổi hoàn toàn cách chúng ta vẫn mua hàng hóa. Với tham vọng giành được vị trí thứ hai trên thị trường bán lẻ ở Hàn Quốc, Tesco đã bắt tay vào thực hiện một chiến dịch quảng cáo đầy sáng tạo để hướng người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ mua sắm trực tuyến của mình.

Home Plus bắt đầu cài đặt các siêu thị nhỏ bên trong các ga tàu điện ngầm. Nhưng đó không phải là những cửa hàng thực tế. Thay vào đó, Home Plus đăng tải hình ảnh chính xác các mặt hàng có trong cửa hàng tạp hóa của hãng tại những khu vực mà người đi bộ thường dành nhiều thời gian chờ tàu điện ngầm đến. Khách hàng chỉ cần quét mã QR trên chiếc điện thoại di động thông minh của mình và các sản phẩm sẽ được thêm vào giỏ hàng ảo của họ sau đó sẽ được siêu thị đóng gói rồi chuyển đến nhà khi họ đi làm về. Đây cũng là hình thức thanh toán đang được các đơn vị chấp nhận thanh toán chú ý tới cho việc cung cấp các mặt hàng tại hệ thống siêu thị bán lẻ hay các nhà hàng kinh doanh thức ăn nhanh.

1.4.4 Một số bài học

Sẽ không có gì ngạc nhiên trong những năm gần đây, các dịch vụ tài chính dần chuyển sang các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng). Cuộc sống hằng ngày luôn đòi hỏi chúng ta phải tương tác với tiền, từ thanh toán hóa đơn, mua ly cà phê hay thanh toán cho việc di chuyển đến nơi làm việc hàng ngày. Vậy làm thế nào để kích thích người dùng điện thoại chi tiêu các hoạt động hàng ngày một cách

nhanh chóng, an toàn và hiệu quả trên thiết bị di động của mình mà không cần phải mang theo nhiều thẻ trong ví tiền.

Trong vòng 10 năm qua, cả những quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển, thiết bị di động đã hoàn thiện và có vị trí đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Sức mạnh của thiết bị thông minh là khả năng cho phép sử dụng tiền cá nhân một cách thuận tiện ở mọi nơi, mọi lúc cùng những dịch vụ gia tăng. Vai trò của thiết bị di động đã thực sự hoàn thiện và trở thành xu thế của thời đại công nghệ trong ngành bán lẻ.

Thiết bị thông minh có khả năng thay đổi cách nhìn nhận của chúng ta về dịch vụ thanh toán của ngân hàng và trong ngành cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Nó có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh, có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng thiết bị thông minh ở bất cứ nơi nào vào mua sắm hoặc thanh toán. Chúng ta có thể nhình thấy phần đông người tiêu dùng ngày nay không chỉ sẵn sàng cho sự thay đổi về công nghệ di động hay thanh toán di động mà họ còn hướng tới chúng với tốc độ nhanh nhất và an toàn nhất có thể bất cứ khi nào có cơ hội.

Từ những cuộc nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, tại một số nước đã triển khai phương thức thanh toán bằng mã QR trên thiết bị di động. Thay vì thanh toán bằng những phương tiện truyền thống như tiền mặt, thẻ ATM, thẻ tính dụng thì giờ đây người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại của mình có cài ứng dụng đi kèm với chức năng thanh toán bằng mã QR để thanh toán các hóa đơn hàng hóa dịch vụ của mình ở bất nơi đâu và khi nào họ muốn.

1.5 Kết luận

Dựa trên cơ sở lý luận về dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR, có thể thấy đây là một trong những phương thức thanh toán nhanh, an toàn và bảo mật và phù hợp với đối tượng người dùng trẻ và thích trải nghiệm các dịch vụ thanh toán phi tiền mặt trên thiết bị điện thoại thông minh hơn so với các hình thức thanh tóan phi tiền mặt hiện nay. Chỉ với 4 bước đơn giản, mở ứng dụng điện thoại, quét mã QR, nhập số tiền, xác nhận thanh toán và nhận ngay kết quả giao dịch thành công.

Ngoài ra, với định hướng đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng chính phủ trong thời gian tới sẽ là bước ngoặt phát triển lớn cho

thị trường thanh toán bằng phương thức quét mã QR. Các công ty trung gian thanh toán, Ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường chấp nhận thanh toán bằng phương thức này. Thói quen thanh toán bằng phương thức quét mã QR của khách hàng sẽ dần dần được hình thành và ngày càng sử dụng nhiều hơn nhờ vào tính tiện lợi, nhanh chóng, an toàn và bảo mật. Người bán có thêm phương thức thanh toán để cung cấp cho nhiều đối tượng khách hàng, giảm thiểu rủi ro thất thoát tiền trong việc thu chi bằng tiền mặt.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ VNPAY-QR

2.1 Sự hình thành và phát triển dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR

2.1.1 Tổng quan về công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR quét mã VNPAY-QR

a) Giới thiệu chung về Công ty VNPAY

Tên giao dịch tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP THANH TOÁN VIỆT NAM – VNPAY Tên giao dịch tiếng Anh:

VIET NAM PAYMENT SOLUTION JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 8, Số 22, Phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội

Điện thoại: (+84) 24 3776 4668 Fax: (+ 84) 24 3776 4666 Văn phòng đại diện miền Nam: Tòa nhà Central Park, 117 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp HCM

Điện thoại: (+84) 28 6292 4666 Fax: (+ 84) 28 6258 6456

Nguồn vốn: Vốn điều lệ của VNPAY là 150.000.000.000 đồng (một trăm năm mươi tỷ đồng). Vốn đầu tư cho trang bị cơ sở vật chất và hoạt động kinh doanh của Công ty là do huy động từ các cổ đông của Công ty.

Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam – VNPAY chính thức thành lập vào ngày 7 tháng 3 năm 2007 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0102182292 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Ngày 02/10/2015, VNPAY được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ Trung gian thanh toán (TGTT) số 15/GP-NHNN, các dịch vụ được cấp phép bao gồm: Dịch vụ cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử; Dịch vụ Ví điện tử.

Trong quá trình hoạt động, VNPAY luôn hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiên phong, tích cực, chủ động áp dụng các

công nghệ của CMCN 4.0 vào hiện đại hóa các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi Tài chính – Ngân hàng, Công nghệ thông tin – Viễn thông, VNPAY cung cấp dịch vụ tới hơn 40 ngân hàng tại Việt Nam, 5 công ty viễn thông, 5 Tổng công ty điện lực, các Công ty cấp nước, trường học và hơn 20.000 doanh nghiệp, đưa ra nhiều giải pháp thanh toán tiện lợi như: Ứng dụng Mobile Banking, Cổng thanh toán VNPAY-QR, Mua sắm trực tuyến trên ứng dụng Mobile Banking (VnShop), Website thanh toán hóa đơn và mua hàng trực tuyến Vban.vn, Tổng đài bán vé máy bay VnTicket, Nạp tiền điện thoại (VnTopup), SMS Banking, Thanh toán hóa đơn (VnPayBill), Ví điện tử VnMart, Sim đa năng, ...

VNPAY là cũng đối tác cung cấp giải pháp thanh toán uy tín và tin cậy cho hàng ngàn doanh nghiệp với đa dạng về quy mô và loại hình doanh nghiệp. Tại Việt Nam, VNPAY là đối tác cung cấp giải pháp thanh toán uy tín và tin cậy cho các đơn vị, tập đoàn lớn như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Vietjet Air, tập đoàn Red Sun (King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Hotpot Story, Sushi Kei, Bukbuk, Khaolao, Dolpansam), Tập đoàn bán lẻ AEON, FPT, các tổng công ty viễn thông VinaPhone, MobiFone, Viettel cùng 30,000 doanh nghiệp, đưa ra nhiều giải pháp thanh toán hiện đại, đa dạng, đối tác thanh toán mới, nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.

VNPAY đã vinh dự nhận nhiều danh hiệu cao quý, cúp, bằng khen, giấy chứng nhận… do các tổ chức kinh tế - xã hội có uy tín trong và ngoài nước trao tặng: “Top 10 Doanh nghiệp CNTT 4.0”, Top “50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam”, “Hiệp hội ngân hàng Việt Nam”, Xác lập kỷ lục “Cổng thanh toán đầu tiên tích hợp giải pháp thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng Mobile Banking”, “Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”, “Tự hào thương hiệu Việt Nam”, “Thương hiệu phát triển bền vững, Sản phẩm chất lượng cao Việt Nam”, “Chứng nhận Doanh nghiệp phát triển bền vững - Sustainable Development Business”, "Thương hiệu nổi tiếng ASEAN", "Top 100 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam", “Sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng",…

Hội đồng quản trị

Ban Tổng giám đốc Ban thư ký, trợ lý

Khối kỹ thuật Khối khách hàng

doanh nghiệp

Khối kinh doanh

miền Bắc

Các phòng ban chức

năng

Văn phòng đại diện

phía Nam

Phòng kinh doanh

khu vực phía Nam

Phòng Dịch vụ ngân hàng Phòng Phát t riển ứng dụng di động Phòng Dịch vụ trực tuyến Phòng Dịch vụ gi á trị gi a tăng Phòng Vận hành quản trị cơ sở dữ li ệu Phòng Quản trị an ninh hệ thống Phòng Phân tích nghiệp v ụ

Ban ISO và quản lý tuân thủ Phòng Kế hoạch Phòng Marketing Phòng Kỹ thuật Phòng Khách hàng nhỏ lẻ mi ền Bắc Phòng Khách hàng chuỗi mi ền Bắc Phòng Khách hàng đặc thù Phòng Khách hàng Online Phòng Khách hàng nhỏ lẻ mi ền Nam Phòng Phát t riển dịch vụ Phòng Marketing Phòng Dịch vụ vé Phòng Dịch vụ viễn thông Phòng Ví điện t ử Phòng Đối soát Phòng Thanh toán Phòng Chăm sóc khách hàng Phòng Pháp chế Phòng Quản lý rủi ro Nhóm Q uản lý SP&DV thuê ngoài

Phòng Dịch vụ cổng thanh t oán Phòng Khách hàng chuỗi mi ền Nam Phòng Kế toán tài chính Phòng Tổ chức Hành chính

(Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty VNPAY)

(Nguồn: Từ phòng tổ chức hành chánh của VNPAY) Hiện nay, VNPAY có hơn 700 cán bộ tham gia triển khai và vận hành hệ thống dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó 5% cán bộ có trình độ trên đại học, 73% cán bộ có trình độ đại học và 22% cán bộ có trình độ cao đẳng/trung học chuyên nghiệp. Một số cán bộ có thêm các chứng chỉ quốc tế chuyên sâu về Công nghệ thông tin và thanh toán. Rất nhiều cán bộ chủ chốt đều đã có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc và triển khai nhiều dự án lớn cho các ngân hàng tại Việt Nam.

Hơn 12 năm xây dựng và phát triển, VNPAY không ngừng mở rộng, nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tạo nên hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện và rộng khắp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và thị trường. Hiện nay, VNPAY tập trung hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Dịch vụ trung gian thanh toán;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)