Sự ra đời và phát triển của dịch vụ thanh toán bằng phương thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 38 - 41)

mã QR tại Việt Nam

Mã QR là một mã ma trận hay được gọi là mã vạch hai chiều, được xây dựng từ năm 1994 bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) nhằm mục đích giải mã ma trận nhanh với tốc độ cao. Ban đầu, ứng dụng quét mã QR chủ yếu dùng vào việc quản lý kiểm kê ở nhiều ngành nghề khác nhau và được sử dụng nhiều nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc.

Điểm khởi đầu của mã QR tại Việt Nam có thể được nhắc đến vào năm 2013, khi mà những người dùng điện thoại thông minh tải ứng dụng đọc mã QR để scan những “ô vuông ma trận” trên các ấn phẩm quảng cáo để đọc được những nội dung trong đó. Một mã QR có thể chứa một địa chỉ web, thông tin liên hệ, địa chỉ email, mã giảm giá, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản, thời gian diễn ra một sự kiện, hay thậm chí là thông tin định vị vị trí.

Chúng ta có thể nhìn thấy mã QR hiện diện ở khắp nơi, từ những cao ốc lớn đến những danh thiếp trao tay, từ những thiếp mời các sự kiện công nghệ, hội thảo, ghi nguồn gốc nông sản, ... Ngoài ra, mã QR rất được giới marketing và quảng cáo chuộng dùng cho các ý tưởng quảng cáo tạp chí, trên các băng ghế công viên, xe buýt, đóng gói sản phẩm hay bất kỳ sản phẩm vật lý nào mà người tiêu dùng muốn tìm hiểu thêm thông tin về nó. Ví dụ doanh nghiệp có thể nối kết website của công ty mình lên danh

thiếp, tờ rơi quảng cáo có thể nối kết một website như Google Maps để chỉ dẫn hướng đi. Tiện lợi hơn, khi tham dự một buổi hội thảo hay triển lãm, chỉ cần quét mã QR do ban tổ chức cung cấp để nó dẫn đến một tập tin video hay audio giới thiệu thêm thông tin chi tiết về buổi Hội thảo, triển lãm.

Hệ thống mã QR được Denso Wave phát minh măm 1994 với mục đích chính là theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất. Nó được thiết kế để cho phép quét các bộ phận với tốc độ cao. Mặc dù những ứng dụng ban đầu chỉ để tra cứu thông tin, quảng cáo, theo dõi thương mại. Nhưng hiện nay mã QR hướng tới sự tiện lợi cho những người sử dụng điện thoại di động, được ứng dụng vào trong thanh toán điện tử, đặc biệt ở Trung Quốc khi hầu như mọi người đều sử dụng thanh toán qua mã QR. Hình thức thanh toán này đã được lan rộng và được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hội nhập xu hướng thanh toán mới bằng mã QR từ các nước như Nhật bản, Trung Quốc, các doanh nghiệp triển khai công nghệ thanh toán tại Việt Nam cũng đã kết hợp mã QR với thanh toán điện tử thay vì chỉ dùng để quét ra thông tin về website, số điện thoại, địa chỉ… của doanh nghiệp như trước đây. Giúp người dùng có thể mua hàng trên website, mua sắm tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích… mà không cần dùng tiền mặt hay các loại thẻ thanh toán. Đơn giản chỉ cần cài ứng dụng trên điện thoại di động có kết nối 3G/4G/Wifi, quét mã QR để thực hiện thanh toán một cách an toàn, nhanh chóng. Khách hàng là người trực tiếp nhập thông tin, xác nhận số tiền cần thanh toán trên điện thoại di động của mình.

Có thể Internet và 4G tại Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh, người dùng thiết bị thông minh ngày càng gia tăng và thanh toán trên thiết bị di động thông minh đang trở thành xu thế tất yếu. Hàng loạt các giải pháp thanh toántrên thiết bị di động được ra đời đáp ứng nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng sử dụng thiết bị di động thông minh hiện nay hầu hết là những người trẻ, có kiến thức và ham trải nghiệm. Họ ưa chuộng các phương thức thanh toán mới, đặc biệt là các phương thức được tích hợp trên nền tảng di động, giúp cho việc kết nối thanh toán một cách dễ dàng, thuận tiện mà không phải dùng tới tiền mặt hay thẻ đi theo mình.

Có thể nói, thiết bị di động thông minh đang làm thay đổi ngành tài chính ngân hàng và cũng tạo ra nhiều cách thức để thanh toán hơn bao giờ hết. Thời gian gần đây, các ngân hàng lớn tại Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư sang lĩnh vực thanh toán qua di động để hướng tới nhóm khách hàng trẻ. Ước tính đến đầu năm 2019, có khoảng hơn 10 triệu người sử dụng ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng. Không chỉ ngân hàng vào cuộc, các công ty nền tảng công nghệ cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cũng đã tham gia vào lĩnh vực này, mang lại những giải pháp mới, giúp cho người tiêu dùng dễ dàng sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại và đảm bảo an toàn cao.

Thanh toán bằng phương thức quét mã QR có thể xem như là một phương thức cải tiến trong việc cung ứng dịch vụ tài chính. Phương thức thanh toán này đã và đang ngày càng thu hút nhiều khách hàng, doanh nghiệp sử dụng bởi tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi lúc, mọi nơi và ngày càng đa dạng. Việc đẩy mạnh phát triển hình thức thanh toán bằng phương thức quét mã QR sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng thương mại điện tử ở Việt Nam.

Theo thống kê, số lượng thanh toán qua di động trong năm 2017 đạt 110 triệu giao dịch thanh toán. Con số này cho thấy niềm tin rất lớn của khách hàng vào phương thức thanh toán này. Dự báo, với sự thông thoáng về chính sách, nội lực mạnh mẽ của các doanh nghiệp và sự cộng hưởng của toàn xã hội, thanh toán di động sẽ tiếp tục phát triển bùng nổ tại Việt Nam.

Có thể thấy tiềm năng thanh toán bằng mã QR là rất lớn khi dân số trẻ, thích ứng nhanh với công nghệ và đặc biệt quá nửa dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh. Một số con số có thể dẫn chứng cho việc này, tính từ đầu năm 2017 tới hết tháng 9/2017, thanh toán bằng mã QR tăng trưởng 120%, số lượng các điểm giao dịch chấp nhận thanh toán bằng mã QR tăng lên tới gần 20.000 điểm và dự báo đến hết năm 2018 sẽ là 50.000 điểm (Nguồn từ VNPAY cung cấp cho http://www.sggp.org.vn).

Tại Việt Nam, Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt Nam là đơn vị tiên phong triển khai giải pháp thanh toán bằng mã QR. Với phương châm và chiến lược kinh doanh đón đầu xu thế trong giải pháp thanh toán phi tiếp xúc, hướng tới phát triển

kinh tế số và xây dựng phương thức thanh toán điện tử hiện đại và hiệu quả, VNPAY đã phối hợp cùng các Ngân hàng phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng số, bảo mật giao dịch trực tuyến…. Một trong số đó là giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)