Mở rộng thị trường thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 91 - 96)

toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR ở bất cứ đâu.

Để lắp đặt với số lượng lớn máy phủ khắp các điểm đông dân cư, VNPAY sẽ tốn nhiều chi phí cũng như khâu vận hành sửa chữa, bảo quản và thay hàng hóa khi hết. Nhưng xét về tính hiệu quả thì chi phí này cũng có thể tính toán để thực hiện bên cạnh các chi phí quảng cáo truyền thông có tính tạm thời.

Ngoài việc khách hàng có thể mua hàng và thanh toán bằng tiền mặt, máy bán hàng có thêm phương thức thanh toán bằng quét mã VNPAY-QR. Đây là một trong những phương thức truyền thông lâu dài và thu hút khách hàng tại những nơi công cộng.

3.3.2 Mở rộng thị trường thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR QR

a) Mở rộng hợp tác với các đơn vị chấp nhận thanh toán là trường học, các công ty điện, nước, bệnh viện, …

Phương thức thanh toán bằng mã QR có thể nói không còn xa lạ đối với người dùng điện thoại hiện nay. Tuy nhiên dịch vụ này chỉ mới được đẩy mạnh thanh toán trong ngành dịch vụ, hàng hóa, chưa phát triển nhiều cho các nhà cung cấp như công ty điện, công ty nước, các trường học (đại học, cao đẳng, …), bệnh viện, thuế, cảng vụ và các công ty vận chuyển giao nhận, …

Đối với mãng kinh doanh trường học: Thay vì sinh viên phải ra Ngân hàng nộp học phí, sinh viên có thể thanh toán nợ học phí của mình qua website của nhà trường bằng phương thức quét mã QR bên cạnh hình thức thanh toán bằng thẻ/ tài khoản. Hoặc mỗi sinh viên được tạo ra 1 mã QR theo mã sinh viên của mình, mỗi khi muốn thanh toán học phí, sinh viên dùng ứng dụng Mobile Banking để quét mã QR của chính mình, nhập số tiền học phí còn nợ và thanh toán mà không cần phải đến ngân hàng, không cần phải nhớ số thẻ hay nhớ thông tin đăng nhập internet Banking của

Ngân hàng. Việc này giúp cho sinh viên thanh toán nhanh mà nhà trường cũng nhận được các khoản thanh toán của sinh viên đúng hạn (tùy theo chính sách của trường có thể cho phép sinh viên thanh toán từng phần hay thanh toán toàn phần cho phần nợ học phí của sinh viên).

Đối với mãng kinh doanh điện nước: Ngoài các phương thức thanh toán hiện tại, khách hàng có thể thanh toán hóa đơn nợ cước của mình qua hình thức quét mã QR có in trên giấy báo nợ cước hoặc quét mã QR có gắn trong email thông báo nợ cước của khách hàng (nếu khách hàng có đăng ký).

Đối với dịch vụ tại bệnh viện, dịch vụ công: Sau khi khách hàng đăng ký dịch vụ xong, đến bước thanh toán, thay vì khách hàng xếp hàng thanh toán bằng tiền mặt. Khách hàng có thể dùng ứng dụng để thanh toán bằng mã QR có trên phiếu đăng ký dịch vụ hoặc quét mã QR tĩnh cố định tại quầy (tương tự như thanh toán cho dịch vụ taxi hoặc tại các cửa hàng dịch vụ ăn uống, quần áo, …) và nhập số tiền cần thanh toán. Kết quả thanh toán thành công được thể hiện ngay trên ứng dụng, khách hàng có thể dùng để sử dụng dịch vụ thay thế cho hóa đơn thu tiền bằng giấy. Nếu triển khai được hình thức này sẽ giảm thiểu được số lượng đứng xếp hàng thanh toán, khách hàng không mang đủ tiền mặt còn các bệnh viện, dịch vụ công sẽ tiết kiện được chi phí in hóa đơn thu tiền, nhân viên thu ngân và đếm tiền, hạn chế tiền giả, tiền rách và thất thoát tiền. Hệ thống ghi nhận thanh toán sẽ là tức thì giữa khách hàng, ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ.

Vì vậy, việc mở rộng thêm nhà cung cấp dịch vụ triển khai phương thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR như các công ty điện, công ty nước, các trường học (đại học, cao đẳng, …), bệnh viện, thuế, cảng vụ và các công ty vận chuyển giao nhận là việc làm rất cần được quan tâm triển khai trong năm 2019 -2020 nhằm giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn trong việc thanh toán, hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt và có thêm kênh thanh toán cho người dùng.

Ngoài việc phát triển dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân, các Ngân hàng cũng rất chú tâm đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Có thể nói đây là một trong những đối tượng tiềm năng của Ngân hàng trong các khoản vay và xoay dòng vốn. Càng nhiều doanh nghiệp mở tại khoản của Ngân hàng, Ngân hàng càng có nhiều lợi

nhuận. Bên cạnh đó, Ngân hàng có lợi thế về mạng lưới chi nhánh phủ rộng khắp cả nước nên việc hợp tác với các doanh nghiệp ở một số tỉnh thành cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với một doanh nghiệp chỉ có trụ sở tại hai thành phố lớn là Thành phố Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh như VNPAY.

VNPAY có thể tận dụng nguồn khách hàng doanh nghiệp này của Ngân hàng để triển khai phương thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR. Thay vì đội ngũ nhân viên của VNPAY phải đi đến các tỉnh thành để giới thiệu, kết nối dịch vụ và đào tạo. VNPAY hợp tác với các Ngân hàng để Ngân hàng thay VNPAY làm việc này và triển khai quản lý các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY-QR thông qua hệ thống của VNPAY. Như vậy, phía Ngân hàng cũng có lợi mà VNPAY cũng có lợi. Ngân hàng có thêm doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng, khách hàng dùng QR Pay để thanh toán các hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp và VNPAY có thêm nguồn thu từ việc trung gian kết nối phương thức thanh toán này cho doanh nghiệp thông qua Ngân hàng.

Một điểm đặc biệt là số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán thông qua Ngân hàng này cũng được xem là đơn vị chấp nhận thanh toán của VNPAY. Như vậy có thể nói đây cũng là một trong những hướng đi cần đẩy mạnh trong năm 2019 -2020. Càng nhiều doanh nghiệp cho phép thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY- QR, càng có nhiều khách hàng sử dụng và biết đến phương thức thanh toán này.

b) Phát triển thêm Ví điện tử riêng cho VNPAY

Ngày nay, việc thanh toán bằng Ví điện tử không còn xa lạ với người tiêu dùng, người người dùng ví, nhà nhà dùng ví điện tử để thanh toán các hóa đơn hàng hóa dịch vụ tiện ích và các dịch vụ khác trên Ví điện tử. Không chỉ thanh toán bằng thẻ của các Ngân hàng có kết nối với Ví điện tử, khách hàng dùng Ví cũng có thể quét mã QR để thanh toán các hóa đơn hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp liên kết với Ví điện tử.

Ví điện tử VnMart của VNPAY cũng có mặt trên thị trường từ năm 2008, nhưng đây không phải là dịch vụ trong tâm của VNPAY thời điểm bấy giờ. VNPAY tập trung phát triển các dịch vụ như nạp tiền điện thoại, SMS Banking, Cổng thanh toán, cung cấp ứng dụng Mobile Banking cho các Ngân hàng, …vì vậy Ví điện tử VnMart

của VNPAY không có nhiều tiện ích và cũng không được nhiều khách hàng quan tâm sử dụng như các Ví điện tử khác trên thị trường. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Ví điện tử là một trong những giải pháp gia tăng số lượng thanh toán bằng mã VNPAY- QR bên cạnh các ứng dụng Mobile Banking của các Ngân hàng.

Nâng cấp lại Ví điện tử VnMart của VNPAY đã bị bỏ quên trước đây bằng một Ví điện tử hoàn toàn mới với những giao diện mới, dịch vụ mới trên Ví và đáp ứng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ, tính năng của người dùng Ví hiện tại, dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng của VNPAY và các nhà cung cấp dịch vụ có hợp tác với VNPAY trong thời gian tới.

VNPAY cần nghiên cứu kỹ các tính năng của các Ví điện tử và các dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm sử dụng trên Ví điện tử để có kế hoạch và chiến lược nâng cấp hiệu quả nhất, quảng bá rộng rãi bên cạnh các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hướng khách hàng chọn và sử dụng Ví điện tử của VNPAY. Sản phẩm tung ra thị trường chậm hơn các đối thủ Ví điện tử mạnh khác, cho nên VNPAY cần phải đầu tư nhiều cho các tiện ích có trên Ví của VNPAY phải độc đáo và mới lạ hơn.

c) Đưa ra một số chính sách ưu đãi mới cho các doanh nghiệp

Mức phí kết nối phương thức thanh toán bằng mã QR trên thị trường được thể hiện cụ thể qua các website của nhà cung cấp dịch vụ nên mức độ cạnh tranh về phí không cao. Tuy nhiên để thu hút nhiều đơn vị chấp nhận thanh toán chọn VNPAY là đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR, VNPAY cũng cần phải cân nhắc lại mức phí và thời gian kết nối sao cho hiệu quả và nhanh hơn các đối thủ trên thị trường mà vẫn đảm bảo an toàn và bảo mật cho các bên.

Thay vì mức phí cố định như hiện nay, VNPAY có thể cân nhắc chia khung mức phí theo tỷ lệ doanh số đạt được trong tháng, doanh nghiệp sẽ nhận được mức phí ưu đãi. Như vậy sẽ kích thích doanh nghiệp tăng cường quảng bá và khuyến khích khách hàng mua hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp bằng phương thức quét mã QR thay cho phương thức thanh toán bằng thẻ.

Đối với các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp, có nhiều hạn chế trong việc chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY-QR, VNPAY cũng có thể phân loại mục tiêu với các đối tượng này để cân nhắc các chính sách thu phí giao dịch, cho phép doanh

nghiệp thu phí của khách hàng và chia sẻ lại phí cho VNPAY thay vì phải trả phí cho VNPAY theo mức phí chung đang áp dụng.

Thời gian kết nối và nhiều thủ tục chứng từ cũng có thể là một trong những điểm gây cản trở cho việc kết nối của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có website chuyên nghiệp và đội ngũ kỹ thuật tốt sẽ dễ dàng thuận lợi kết nối các phương thức thanh toán mới hiện nay trên thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh sẽ khó khăn trong việc kết nối website cổng thanh toán nếu có nhu cầu triển khai. Vì vậy VNPAY cũng cần có những cải tiến trong việc kết nối hoặc hỗ trợ doanh nghiệp

d) Phát triển thêm một số dịch vụ thanh toán bằng mã VNPAY-QR

Để cạnh tranh dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR trên thị trường, VNPAY cũng cần phải nghiên cứu thêm một số dịch vụ thanh toán bằng mã QR mới nhằm thu hút khách hàng, ví dụ như:

Cho phép các đơn vị chấp nhận thanh toán có thể thanh toán thay cho khách hàng bằng mã VNPAY-QR của khách hàng. Hình thức thanh toán này khác với hình thức thanh toán hiện tại. Thay vì khách hàng mở ứng dụng điện thoại để quét mã VNPAY-QR của đơn vị chấp nhận thanh toán và xác nhận thanh toán thì khách hàng chỉ cần đưa cho mã VNPAY-QR của khách hàng cho đơn vị chấp nhận thanh toán quét và xác nhận thanh toán. Hình thức này đã được triển khai tại thị trường Trung Quốc nhiều nhưng tại thị trường Việt Nam chưa có.

Cho phép khách hàng nước ngoài có thể thanh toán cho các đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam, …

e) Nghiên cứu đầu tư hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng ảo, thanh toán bằng quét mã VNPAY-QR.

Cửa hàng ảo là một loại hình kinh doanh mới mà một số doanh nghiệp đang nhắm đến, nhằm mang đến sự tiện lợi tối đa cho người tiêu dùng. Tại cửa hàng này sẽ được mô phỏng các mặt hàng hóa, sản phẩm của VNPAY và được chọn lọc bằng hình ảnh trên những tấm áp phích khổ lớn. Các sản phẩm hàng hóa sẽ được sắp xếp và bài trí tương tự như quầy bán hàng thực tế trong cửa hàng. Cửa hàng này sẽ được đặt tại khu dân cư cao, đông người qua lại như tại trạm chờ xe buýt, gần các trường học, … Khách hàng vào mua hàng, chọn lựa sản phẩm hàng hóa muốn mua, sau đó

mở ứng dụng Mobile Banking quét mã VNPAY-QR ứng với từng sản phẩm muốn mua và thanh toán. Hàng hóa sẽ được chuyển đến địa chỉ yêu cầu sau đó. Đây có thể nói là một hình thức mua hàng và thanh toán mới sẽ được nhiều khách hàng đón nhận trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và gia tăng lượng khách hàng thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR trong các năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)