Đánh giá các điều kiện vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 75 - 78)

Cách mạng công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0) là cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá vượt bậc về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo... Cuộc cách mạng này đã và đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng.

Thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng di động là xu hướng tất yếu của sự phát triển ngày nay. Theo Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy,

so với cùng kỳ năm 2017, trong đó thuê bao 4G tăng 53%. Các giao dịch thực hiện qua các phương thức thanh toán trên di động tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể trong 8 tháng đầu năm 2018, thanh toán qua điện thoại di động tăng khoảng gần 40% về số lượng và 147% về giá trị. Theo đánh giá của các chuyên gia, con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, đây chính là cơ hội tiềm năng để QR Pay phát triển tại Việt Nam.

Không chỉ các Công ty trung gian thanh toán tại Việt Nam triển khai hình thức thanh toán bằng mã QR mà các Ví điện tử tại thị trường nước ngoài cũng đã triển khai phương thức quét mã QR này tại thị trường Việt Nam cho du khách nước ngoài. Điển hình là hai công ty triển khai Ví điện tử WeChat Pay và AliPay của Trung Quốc. WeChat Pay và AliPay (Công ty quản lý dịch vụ thanh toán của Trung Quốc thuộc tập đoàn Alibaba) là hai ví điện tử đang thống trị thanh toán điện tử ở Trung Quốc với đà tăng trưởng mạnh mẽ gấp 20 lần trong 4 năm, đạt gần 2.000 tỉ đô la Mỹ giao dịch năm 2016 với tổng số gần 1 tỉ người dùng thường xuyên. Các hoạt động của xã hội như ăn uống, mua sắm, giải trí tại cửa hàng, trung tâm thương mại, du lịch… đều có thể thanh toán bằng việc quét mã QR qua ứng dụng thanh toán WeChat Pay và Alipay trên điện thoại di động.

Để hướng đến sự tiện lợi và tiêu dùng cho đối tượng khách Trung Quốc ngày càng nhiều đến Việt Nam, WeChat Pay đã hợp tác với Ví điện tử VIMO và Ví điện tử Ngân lượng cho phép du khách Trung Quốc sử dụng ví điện tử WeChat Pay thanh toán bằng tiền Việt Nam tại các cửa hàng chấp nhận của VIMO và tại các điểm chấm nhận thanh toán kết nối với Ngân lượng thay cho hình thức thanh toán bằng thẻ quốc tế hoặc tiền mặt. Tuy nhiên để bảo vệ thị trường thanh toán điện tử nội địa, hợp tác này không bao gồm việc WeChat Pay sử dụng các kết nối ngân hàng của VIMO để xử lý thanh toán giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam.

Khi du khách Trung Quốc thanh toán, người bán nhập thông tin đơn hàng và số tiền thanh toán bằng tiền Việt Nam để tạo mã giao dịch QR. Sau đó du khách Trung Quốc sẽ sử dụng ví điện tử WeChat Pay trên điện thoại của mình quét mã của người bán để hoàn tất giao dịch thanh toán không tiền mặt chỉ trong vài giây. Các cửa hàng

nhận được tiền thanh toán vào tài khoản ngân hàng tại Việt Nam trong tối đa 2 ngày làm việc.

Còn Alipay lựa chọn NAPAS là đơn vị đầu mối để triển khai hợp tác các dịch vụ thanh toán với sự tin tưởng vào kinh nghiệm và vị thế của NAPAS tại thị trường Việt Nam nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực thanh toán. Và thông qua hợp tác giữa NAPAS, các ngân hàng và Alipay, các đơn vị bán hàng sẽ được cung cấp thêm một phương thức thanh toán mới để đáp ứng nhu cầu của các khách du lịch Trung Quốc thực hiện chi tiêu, mua sắm bằng ứng dụng thanh toán Alipay (tương tự như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay tài khoản ngân hàng) khi đến Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng trở thành 1 trong 10 nước đầu tiên được VISA đưa hình thức thanh toán QR Code vào hoạt động và giải pháp thanh toán này được sử dụng thống nhất trên toàn cầu, người dùng sử dụng các ứng dụng có tích hợp VISA QR có thể thanh toán tại các điểm chấp nhận VISA QR trên thế giới tương tự như sử dụng thẻ VISA. Tại Việt Nam, MPOS là đối tác chiến lược quan trọng giúp phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán VISA QR trên toàn quốc.

Với tham vọng triển khai phương thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR ra môi trường nước ngoài, hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế. Cho phép khách hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ của các Ngân hàng nước ngoài thanh toán được mã VNPAY- QR của VNPAY cung cấp và ứng dụng Mobile Banking của VNPAY triển khai đến các Ngân hàng cũng thanh toán được mã QR của các tổ chức nước ngoài triển khai. Tháng 6/2018, Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) và tổ chức thẻ quốc tế UnionPay International (UPI) đã ký kết hợp tác thanh toán bằng mã QR. UnionPay chính thức tham gia thị trường thanh toán di động đầy tiềm năng tại Việt Nam và cũng sẽ trở thành đối tác chiến lược để VNPAY đưa phương thức thanh toán qua mã QR trên ứng dụng di động của các ngân hàng ra thị trường thế giới.

Theo đó, chủ thẻ UnionPay trên toàn cầu có thể thanh toán bằng mã QR tại gần 30,000 điểm chấp nhận thanh toán do VNPAY đã thiết lập tại Việt Nam. Để sử dụng tiện ích này, chủ thẻ sử dụng tính năng quét mã QR được tích hợp trong các ứng dụng

di động của Ngân hàng liên kết với UnionPay. Đặc biệt, việc liên kết mạng lưới thanh toán VNPAY-QR với mạng lưới chủ thẻ UnionPay trên toàn cầu sẽ là một bước tiến quan trọng của VNPAY trong quá trình tham gia vào hệ thống thanh toán quốc tế trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)