Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018 cho thấy, Việt Nam có dân số hơn 95 triệu người, khoảng một nửa dân số được tiếp xúc nhiều với Internet và đến 70% dân số sử dụng smartphone. Khách hàng sử dụng smartphone hiện nay hầu hết là những người trẻ, có kiến thức và ham trải nghiệm, ưa chuộng các phương thức thanh toán mới, đặc biệt là các phương thức được tích hợp trên nền tảng di động, giúp cho việc kết nối thanh toán một cách dễ dàng, thuận tiện mà không phải dùng tới tiền mặt hay thẻ.
(Hình 11: Số liệu thống kê thị trường dùng smartphone năm 2018)
Thông tin từ Google APAC ghi nhận, Việt Nam là quốc gia đứng đầu về số lượng người dùng điện thoại di động. Đến năm 2020, cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động. Cùng với đó, xu hướng mua bán online, đặc biệt qua điện thoại di động và thanh toán qua di động đang ngày gia tăng ở Việt Nam. Trước khi quyết định mua sắm, 70% người dùng sẽ lên mạng tìm kiếm thông tin, địa chỉ mua hàng; 66% người dùng nghiên cứu khoảng một ngày trước khi đi xem trực tiếp và 82% người vào điện thoại để quyết định mua gì, ngay khi đang ở trong cửa hàng… và trong đó không ít người thanh toán qua di động.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2018 được ghi nhận là năm phát triển sôi động của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 30%. Và theo khảo sát trong Ngày mua sắm trực tuyến của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thì có đến 40% người dùng smartphone sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm. Điều này cho thất các doanh nghiệp cũng đua nhau triển khai các phương thức thanh toán trên di động trong đó có phương thức thanh toán bằng mã QR. Có thể kể đến một số ngành dịch vụ tiêu biểu tại thị trường Việt Nam như sau:
a) Ngành hàng không
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, Vietnam Airlines đã chính thức triển khai phương thức thanh toán bằng mã QR thông qua cổng thanh toán nội địa VNPAY (ứng dụng Mobile Banking, Internet banking và tài khoản ngân hàng) trên website www.vietnamairlines.com và tại hệ thống phòng vé chính thức trên toàn quốc từ cuối tháng 6/2018. Vào tháng 8/2018, Vietnam Airlines cũng đã hợp tác với VNPAY triển khai giải pháp thanh toán bằng mã VNPAY-QR trên ứng dụng mới của hãng. Có thể nói sự đầu tư của Vietnam Airlines trong việc bắt kịp các ứng dụng công nghệ đã đánh một dấu mốc quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không quốc gia hướng tới việc hoàn thiện hóa chất lượng dịch vụ. Bằng việc mở rộng thanh toán bằng hình thức quét mã QR, Vietnam Airlines khẳng định vị thế dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ số nhằm bắt kịp xu hướng, sánh ngang với các hãng hàng không trên thế giới.
(Hình 12: Quét mã QR thanh toán cho giao dịch mua vé máy bay của Vietnam Airlines)
Hãng hàng không VietJet Air
Tiếp nối hãng hàng không Vietnam Airlines, Ngày 3/10.2018, Vietjet Air đã triển khai thành công phương thức thanh toán qua mã VNPAY-QR trên trang đặt vé trực tuyến https://www.vietjetair.com song song với các hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng hiện hữu. Khách hàng mua vé máy bay nay có thêm lựa chọn thanh toán nhanh và tiện hơn với tính năng QR Pay trên ứng dụng Mobile Banking của các
điện thoại di động, chọn tính năng QR Pay, quét mã VNPAY-QR hiển thị trên màn hình đang đặt vé, sau bước xác thực thông tin thanh toán bằng mã OTP (hoặc bằng vân tay, nhận diện khuôn mặt) là giao dịch hoàn tất, quá trình này chỉ mất vài giây.
(Hình 13: Quét mã QR thanh toán cho giao dịch mua vé máy bay của VietJet Air) b) Ngành ăn uống
Cuối Quý II/2018, Tập đoàn ẩm thực Red Sun đã chính thức tích hợp thành công hình thức thanh toán di động QR Pay trên toàn bộ 14 thương hiệu là: KingBBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Sushi Kei, Hotpot Story, Tasaki BBQ, BukBuk, KhaoLao, Dolpan Sam, Truly Việt,
Theo đó, khách hàng có thể sử dụng tính năng QR Pay có sẵn trên ứng dụng để thanh toán nhanh mà không cần dùng tới thẻ hay tiền mặt. Khách hàng chỉ cần đăng nhập ứng dụng, chọn QR Pay, quét mã VNPAY-QR đặt sẵn tại quầy thu ngân của tất các nhà hàng trong hệ thống Red Sun, nhập số tiền cần thanh toán và xác nhận để hoàn tất giao dịch.
Đại diện tập đoàn Red Sun cho biết, “Việc triển khai thanh toán QR Pay rất nhanh chóng vì chỉ cần đặt 1 mã VNPAY-QR duy nhất cho mỗi nhà hàng là có thể chấp nhận thanh toán qua ứng dụng di động của tất cả các ngân hàng.
Việc Red Sun tích hợp thanh toán QR Pay được kỳ vọng sẽ là phát súng tiên phong cho ngành dịch vụ ẩm thực trong việc phát triển thanh toán di động nói riêng
(Hình 14: Khách hàng quét mã VNPAY-QR thanh toán hóa đơn ăn uống) c) Ngành dịch vụ viễn thông
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom)
Từ tháng 7/2018, FPT Telecom đã phối hợp triển khai thanh toán bằng QR Pay, cho phép khách hàng thanh toán cước và phí hòa mạng chỉ với 3 bước đơn giản: đăng nhập ứng dụng Mobile Banking ngân hàng, chọn tính năng QRPay, quét mã QR và xác nhận giao dịch. Mã VNPAY-QR sẽ được gửi kèm trong email thông báo cước hàng tháng hoặc hiển thị trên ứng dụng MobiSale, MobiPay của nhân viên FPT Telecom.
(Hình 15: Khách hàng thanh toán hóa đơn của FPT Telecome)
Tổng công ty viễn thông MobiFone (MobiFone)
Tháng 10/2018 nhà mạng MobiFone cũng đã chính thức triển khai thanh toán cước trả sau bằng cách quét mã QR trên website Portal của MobiFone và trên ứng dụng My MobiFone. Bên cạnh đó, mã VNPAY-QR cũng được gửi kèm trong thông báo cước qua email, in trên hóa đơn giấy. Mã QR sẽ chứa các thông tin liên quan đến việc đăng ký thông tin thuê bao của khách hàng. Mỗi thuê bao sẽ có 1 mã VNPAY- QR khác nhau. Theo đó, thuê bao MobiFone hoàn toàn có thể thanh toán cước di động bằng những thao tác đơn giản thay vì phải đến cửa hàng, nạp tiền bằng thẻ cào hay nạp trực tuyến với nhiều bước nhập thông tin phức tạp.
(Hình 16: Khách hàng thanh toán hóa đơn của MobiFone) d) Ngành đường sắt
Tháng 10/2018, Đường sắt Việt Nam chính thức thêm hình thức thanh toán vé tàu bằng cách quét mã VNPAY-QR trên website https://dsvn.vn/, khách hàng mua vé tàu trực tuyến nay có thêm một phương thức thanh toán nhanh chóng và bảo mật hơn. Có thể nói, hợp tác với VNPAY triển khai giải pháp thanh toán qua mã QR đã từng bước đổi mới của ngành Đường sắt Việt Nam, bắt đầu từ nâng cao chất lượng dịch vụ hiện tại. Giải pháp thanh toán QR Pay sẽ giúp người dân tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình đặt vé, không cần phải nhớ số thẻ hoặc tài khoản ngân hàng, đồng thời bỏ qua được bước nhập các thông tin phức tạp…
e) Ngành đường bộ
Từ ngày 7/3/2018, Công ty Cổ phần tập đoàn Mai Linh đã triển khai thanh toán qua mã VNPAY-QR trên hệ thống xe taxi Mai Linh trên toàn quốc. Khách hàng sử dụng dịch vụ Taxi Mai Linh có thêm một hình thức thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, an toàn hơn bằng cách dùng tính năng QR Pay trên ứng dụng ngân hàng quét mã VNPAY-QR để thanh toán.
Taxi Mai Linh với hơn 16.000 đầu phương tiện, trải rộng tại 63 tỉnh thành, với việc kết nối thanh toán qua mã VNPAY-QR sẽ giúp khách hàng trên cả nước thêm
cơ hội trải nghiệm dịch vụ vận tải kết hợp thanh toán tiện lợi và thông minh bên cạnh hình thức thanh toán truyền thống là tiền mặt, thẻ MCC hoặc thẻ ngân hàng.
(Hình 17: Khách hàng thanh toán hóa đơn cước taxi Mai Linh) f) Quản lý phần mềm bán hàng
Sapo POS - phần mềm quản lý bán hàng đã tích hợp trực tiếp VNPAY-QR. Công nghệ này nhằm mang lại trải nghiệm thanh toán liền mạch, tự động cho cả các chủ shop và người mua hàng. Người dùng không phải nhập số thủ công, cũng không phải đưa thẻ cho thu ngân cũng như hoàn thiện quy trình quản lý tập trung dòng tiền của các doanh nghiệp và cửa hàng.
Theo đó, bên cạnh áp dụng các hình thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản, quẹt thẻ, COD, thanh toán bằng điểm... các cửa hàng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của Sapo sẽ được tích hợp thêm hình thức thanh toán VNPAY-QR. Với Sapo, khách mua hàng chỉ cần thao tác quét mã trên màn hình máy bán hàng hoặc hóa đơn qua ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng đang có kết nối dịch vụ. Mỗi đơn hàng sẽ sinh ra một mã VNPAY-QR riêng biệt, khi khách hàng quét sẽ hiển thị tự động và trừ đúng số tiền trong đơn hàng.