Các loại hình thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR cho Doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 43 - 52)

nghiệp

a) Thanh toán tại các cửa hàng/ điểm kinh doanh vật lý

Các các cửa hàng/ điểm kinh doanh vật lý chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY-QR là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ như quán cà phê, cửa hàng tiện dụng, cửa hàng bán quần áo, taxi…. Các cửa hàng/ điểm kinh doanh vật lý này được VNPAY cung cấp một mã QR tĩnh, tương ứng với các thông tin của cửa hàng đã khai báo trên hệ thống của VNPAY. Với mã VNPAY-QR này, cho phép khách hàng dùng ứng dụng Mobile Banking cửa các Ngân hàng quét thanh toán thay cho hình thức máy POS hoặc tiền mặt.

(Quy trình1: Giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại cửa hàng) Bước 1: Khách hàng chọn mua sản phẩm dịch vụ tại cửa hàng, điểm kinh doanh. Bước 2: Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking, chọn chức năng QR Pay và quét mã VNPAY-QR của cửa hàng.

Bước 3: Khách hàng kiểm tra đơn hàng và nhập số tiền cần thanh toán. Bước 4: Khách hàng xác nhận đơn hàng và xác thực giao dịch

Bước 5: Ngân hàng trừ tiền tài khoản/ thẻ khách hàng và thông báo thành công. Bước 6: Khách hàng nhận hàng hóa, dịch vụ.

(Hình 5: Thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại quán cà phê)

(Hình 6: Thanh toán bằng mã VNPAY-QRtại quầy bán hàng) b) Thanh toán mã VNPAY-QR sản phẩm

Các sản phẩm của doanh nghiệp được in trên các tạp chí, báo, tờ rơi, catalogue, menu…. có gắn kèm mã VNPAY-QR bên cạnh. Mã VNPAY-QR này được tạo ra ứng với mã sản phẩm, thời hạn và giá tiền (nguyên giá hoặc giá được giảm). Thay vì khách hàng phải đến cửa hàng hoặc vào các website thương mại điện tử mới mua được hàng hóa, các doanh nghiệp đã cho phép khách hàng được mua hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nhìn thấy hình ảnh của sản phẩm có gắn mã VNPAY-QR. Các mã VNPAY-QR này không được phép thay đổi tùy chỉnh và có thời hạn sử dụng. Nếu hết thời gian sử dụng, mã VNPAY-QR này sẽ hết hiệu lực, khách hàng sẽ không thực hiện được giao dịch. Hình thức này thường được áp dụng cho các siêu thi, cửa hàng điện máy, máy bán hàng tự động, …

(Quy trình 2: Giao dịch thanh toám bằng mã VNPAY-QR sản phẩm) Bước 1: Khách hàng chọn mua sản phẩm dịch vụ in trên mỗi sản phẩm, dịch vụ, trên các menu (danh mục sản phẩm, món ăn, …) hoặc trên các tạp chí, báo, bảng quảng cáo, Catalouge, …

Bước 2: Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking và chọn chức năng QR Pay và quét mã VNPAY-QR sản phẩm.

Bước 3: Khách hàng kiểm tra đơn hàng và chọn thanh toán.

Bước 4: Ngân hàng trừ tiền và thông báo cho khách hàng và VNPAY Bước 5: VNPAY gửi kết quả cho cửa hàng.

(Hình 7: Thanh toán mã VNPAY-QR sản phẩm trên menu)

(Hình 8: Thanh toán mã VNPAY-QR trên máy bán hàng) c) Thanh toán mã VNPAY-QR có in trên hóa đơn dịch vụ

Để để mang đến nhiều tiện lợi và thanh toán nhanh cho người dùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiện ích như các công ty viễn thông, các công ty điện, các công ty nước, …đã cho phép khách hàng có thể thanh toán các hóa đơn cước phát

phát sinh trong tháng của khách hàng và được gửi kèm trong email thông báo cước hàng tháng hoặc được cung cấp bởi nhân viên thu cước.

Thay vì khách hàng phải đến các hệ thống thanh toán cước dịch vụ hoặc lên Internet Banking để thanh toán, doanh nghiệp cho phép khách hàng dùng ứng dụng Mobile Banking để thanh toán tại bất cứ đâu với mã VNPAY-QR có trên hóa đơn cước dịch vụ. Sau khi thanh toán thành công, hóa đơn nợ cước của khách hàng sẽ được xóa nợ tự động. Với phương thức thanh toán này, khách hàng không lo bị cắt dịch vụ khi quên đóng hoặc đã đóng tiền mặt nhưng nhân viên chưa xóa nợ cho khách hàng trên hệ thống thu cước.

(Quy trình 3: Giao dịch thanh toán bằng VNPAY-QR có in trên hóa đơn) Bước 1: Khách hàng nhận được hóa đơn, giấy báo cước dịch vụ có gắn mã hóa đơn tương ứng với mã khách hàng đã đăng ký dùng dịch vụ.

Bước 2: Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking và chọn chức năng QR Pay và quét mã VNPAY-QR trên hóa đơn.

Bước 3: Khách hàng kiểm tra thông tin hóa đơn cần thanh toán và chọn thanh toán.

Bước 4: Khàng tiến hàng trừ tiền tài khoản/ thẻ của Khách hàng và thông báo kết quả cho khách hàng.

(Hình 9: Mẫu hóa đơn có chứa mã VNPAY-QR) d) Thanh toán trên các website thương mại điện tử

Ngoài phương thức thanh toán bằng thẻ ATM, thẻ Quốc tế, các website thương mại điện tử có kết nối Cổng thanh toán của VNPAY có thêm phương thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR. Phương thức thanh toán này cho phép khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ trên trên website và thanh toán đơn hàng bằng chức năng QR Pay của các ứng dụng Mobile Banking. Thay vì phải nhớ số thẻ hoặc user đăng nhập internet banking của các Ngân hàng, khách hàng chỉ cần mở ứng dụng điện thoại, chọn chức năng thanh toán QR Pay là có thể thanh toán ngay (user đăng nhập chính là số điện thoại của khách hàng).

(Quy trình 4: Giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY- QR trên website thương mại điện tử)

Bước 1: Khách hàng vào website thương mại điện tử chọn mua hàng hóa dịch vụ. Bước 2: Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking, chọn chức năng QR Pay và quét mã VNPAY-QR theo đơn hàng.

Bước 3: Khách hàng kiểm tra thông tin đơn hàng và chọn thanh toán.

Bước 4: Ngân hàng trừ tiền khách hàng và gửi kết quả trừ tiền cho VNPAY thông báo cho nhà cung cấp.

(Hình 10: Thanh toán tiện lợi bằng cách quét mã VNPAY-QR trên website thương mại điện tử www.vban.vn)

2.2.3 Kết quả đạt được

Theo số liệu thống kê từ Khối kỹ thuật và Phòng kế toán, tính đến cuối năm 2018, VNPAY đạt được những kết quả cho chiến lược triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã VNPAY-QR như sau:

 50% số lượng Ngân hàng đã triển khai chức năng thanh toán bằng mã VNPAY-QR trên ứng dụng Mobile Banking như: BIDV Smart Banking, VPBank Mobile, Vietcombank, VietinBank iPay, Agribank E-Mobile Banking, TPBank Quick Pay, Maritime Bank, SCB Mobile Banking, SHB Mobile Banking, IVB Mobile Banking, OCB Omni, ABBANKMobile, MyVIB, Bac A Bank Mobile Banking, MB Bank, Viet Capital Mobile Banking, EIB Mobile Banking, MSB, Nam A Bank, VCBPAY, NCB Smart.

 30% số lượng ngân hàng đang kết nối triển khai chức năng thanh toán bằng mã VNPAY-QR như: Sacombank, ACB, Saigonbank, Ocean Bank, VietBank,

 Hơn 20.000 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY-QR, trong đó có các đơn vị chấp nhận lớn như: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet Air, tập đoàn Red Sun (King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Hotpot Story, Sushi Kei, Bukbuk, Khaolao, Dolpansam), Tập đoàn bán lẻ AEON, FPT, …

 Số lượng giao dịch bình quân tháng hơn 400.000 giao dịch với tổng giá trị thanh toán gần 200 tỷ đồng/ 1 tháng và tốc độ tăng trưởng bình quân tăng từ 5% đến 10%.

Mặc dù triển khai chỉ mới gần 2 năm, nhưng so với phương thức thanh toán bằng tài khoản/ thẻ, số lượng giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY có số lượng giao dịch tương đương với thanh toán bằng thẻ và tài khoản trên kênh Internet Banking, chuyển khoản thanh toán. Có thể nói đây là một bước đột phá, đi đúng hướng và thành công của VNPAY. Dự kiến trong năm 2019, VNPAY sẽ đẩy mạnh phát triển số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán lên 50.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, triển khai thêm các đơn vị chấp nhận thanh toán là dịch vụ công, trường học và thuế để gia tăng số lượng giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY-QR đồng thời triển khai quảng bá rộng đến các khu vực ngoài trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)