Thực trạng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 71 - 75)

toán Việt Nam

Tính đến ngày 02/11/2018, Theo báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, hiện có khoảng 26 công ty không phải là ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có các công ty trung gian thanh toán có tiềm năng phát triển lớn nha như Napas, AirPay, MoMo, Vimo, Bảo Kim, Bankplus, Payoo, Viettel, VNPT Media, …

Các công ty trung gian thanh toán này cung cấp giải pháp cho Ngân hàng, kết nối với nhà cung cấp dịch vụ và các đơn vị chấp nhận thanh toán, đặc biệt triển khai Ví điện tử đến người dùng cuối. Các khách hàng có thể sử dụng Ví điện tử của mình để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền giữa các Ví điện tử, mua vé xem phim, thanh toán các dịch vụ tài chính (vay tiêu dùng, bảo hiểm), mua vé tàu xe, thanh toán hóa đơn như điện nước, viễn thông, truyền hình, Internet, … hoặc có thể thanh toán các hóa đơn tại nhiều nhà hàng, quán cà phê, trà sữa cho phép thanh toán bằng Ví điện tử. Ngoài ra, hiện nay các Ví điện tử cũng cho phép khách hàng thanh toán các hóa đơn hàng hóa dịch vụ bằng phương thức quét mã QR. Có thể nói đây là mối đe dọa hàng đầu của VNPAY trong việc phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY-QR.

Hiện nay trên thị trường có một số Ví điện tử phổ biến triển khai thanh toán bằng mã QR như sau:

a) Ví điện tử Payoo

Payoo là Ví điện tử quốc tế, có thể hỗ trợ thanh toán nội địa và cả quốc tế, đây là sản phẩm của Tập đoàn Dịch vụ Trực tuyến VietUnion. Một trong những ưu điểm của loại ví điện tử này là bên cạnh việc thanh toán bằng internet banking, quầy giao dịch của ngân hàng, người sử dụng còn có thể thanh toán hóa đơn trên chính trang web của Payoo, giúp cho việc thanh toán trở nên thuận tiện và tiết kiệm được thời gian. Tính đến cuối năm 2018, Payoo đã liên kết đến hơn 8.000 điểm thanh toán trên

toàn quốc thông qua hầu hết các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, điện máy, điện thoại, viễn thông.

Payoo cũng đã tập trung triển khai thanh toán bằng mã QR theo chuẩn Masterpass trên các máy PayTouch đặt tại chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị: B’s mart, Ministop, FamilyMart, Satra, Lotte Mart, Aeon… Năm 2018, Payoo đưa phương thức thanh toán bằng mã QR ra chuỗi cửa hàng tiện lợi và điện máy: KidsPlaza, Tmart, Media Mart, Letee Mart, Q-mart, Hoàng Nam Mobile, Hnammobile …

Đầu năm 2019, Payoo đã triển khai thêm phương thức thanh toán bằng mã QR tại 149 cửa hàng tiện lợi của FamilyMart. Nhân viên thu ngân tại FamilyMart dễ dàng tạo ra mã QR cho mỗi hóa đơn của khách hàng thông qua máy POS của Payoo. Khách hàng dùng ứng dụng Payoo hoặc các ứng dụng ngân hàng quét mã QR của đơn hàng từ máy POS

Các điểm chấp nhận thanh toán bằng mã QR của Payoo cũng được tuân thủ theo quy chuẩn chung bởi Ngân hàng nhà nước và các tổ chức thẻ quốc tế Visa/Mastercard.

b) Ví điện tử MoMo

Công ty Cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến M - Service hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán trên di động, với thương hiệu MoMo. Ứng dụng Ví điện tử MoMo được coi là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động tại Việt Nam khi có tới hơn 5 triệu người dùng và hơn 20.000 đơn vị chấp nhận thanh toán. Ví điện tử MoMo cũng đã tích hợp được với 24 ngân hàng Việt Nam trong nước, cũng như các mạng lưới thanh toán quốc tế bao gồm Visa, MasterCard và JCB.

MoMo được các nhà đầu tư đánh giá là công ty khởi nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Trong năm 2016, Momo nhận được một khoản đầu tư khủng 28 triệu đô từ Standard Chartered và Goldman Sachs để phát triển sản phẩm.

MoMo ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới Ví điện tử Việt Nam, đây là một ứng dụng tài chính miễn phí, cho phép người dùng gửi/nhận tiền nhanh chóng thông qua số điện thoại di động. Hiện nay, MoMo có khoảng 2.000 điểm chấp nhận

thanh toán barcode và QR Code, gồm các điểm như cà phê The Coffee House, rạp CGV, cửa hàng CircleK, hệ thống Goggi, Kichi Kichi, ... Trong năm 2018, MoMo đã kết hợp với Napas triển khai thanh toán bằng mã QR cho hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Sau khi đặt vé máy bay trực tuyến thành công, khách hàng chọn thanh toán bằng thẻ nội địa NAPAS. Tại cổng thanh toán NAPAS, khách hàng chọn hình thức thanh toán bằng QRCode, sử dụng ví điện tử Momo để quét mã QR. Trường hợp mua vé máy bay tại hệ thống bán vé của Vietnam Airlines, khách hàng cũng có thể dễ dàng triển khai thanh toán bằng cách quét mã QR được đặt trên các quầy giao dịch.

c) Viettel Pay

Viettel Pay là ứng dụng ngân hàng số của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel có khả năng hỗ trợ chuyển tiền và thanh toán nhiều dịch vụ trực tuyến. Ứng dụng cũng hỗ trợ thanh toán các dịch vụ du lịch, mua sắm trực tuyến (online) cũng như thanh toán tại các cửa hàng (in-store) dưới hình thức quét mã QR code.

Ưu thế của ứng dụng là sự phổ biến của các điểm giao dịch. ViettelPay cho phép nhận và gửi tiền tại hơn 200.000 điểm giao dịch trên toàn quốc, gấp 10 lần tổng số các điểm giao dịch ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, khách hàng khi thực hiện mua sắm/tiêu dùng tại các điểm chấp nhận thanh toán (quán cafe, nhà hàng, shop…) có thể sử dụng tính năng quét mã QR từ ứng dụng Viettel Pay để thực hiện thanh toán, mà không cần phải sử dụng tiền mặt hay thẻ ngân hàng rườm rà nữa.

Bên cạnh đó, Viettel Pay hợp tác với Ví điện tử Vimo, cho phép hàng triệu người dùng Viettel Pay có thể thanh toán đơn hàng tại hệ thống các điểm chấp nhận thanh toán của Vimo bằng việc sử dụng chức năng quét mã QR từ ứng dụng này.

d) Zalo Pay

ZaloPay là ứng dụng thanh toán di động với tác tiện ích như chuyển tiền, trả tiền, rút tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn trực tuyến. Ứng dụng này thuộc sở hữu của Công ty TNHH Zion thuộc Tập đoàn VNG. Được tích hợp với cộng đồng 70 triệu người dùng ứng dụng Zalo, Zalo pay phát triển nhanh chóng và có ưu thế khá lớn trong việc tham gia vào thị trường.

Zalo Pay có độ bảo mật cao, phải xác nhận mật khẩu cho mỗi lần thanh toán nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đặc biệt, ứng dụng còn liên kết được nhiều thẻ khác nhau trên cùng một tài khoản Zalo Pay, không cần điền lại thông tin cho những lần thanh toán sau, bạn có thể xóa thẻ bất cứ lúc nào, ...

ZaloPay cho biết tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ tăng trưởng các đơn vị chấp nhận thanh toán QR Code vào khoảng 25%. Trong năm 2019 đơn vị này sẽ đẩy mạnh triển khai các điểm chấp nhận thanh toán có áp dụng QR, mục tiêu sẽ đóng góp đến 50% doanh thu chung của toàn hệ thống. ZaloPay cũng là đơn vị tuân thủ theo quy chuẩn về định dạng QR Code - EMV.Co do Ngân hàng nhà nước ban hành.

Phương thức thanh toán QR của Zalo Pay đã được triển khai rộng tại các trang thương mại điện tử và các cửa hàng hiện đại, một số cửa hàng truyền thống. Chẳng hạn có thể dùng ứng dụng Zalo Pay thanh toán bằng QR tại Tiki.vn, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, Coffee House, Phúc Long, các quán trà sữa, các quán cà phê lề đường khu Nguyễn Văn Chiêm, chợ Bến Thành, các hàng quán gần toà nhà trụ sở ZaloPay, Kids Plaza, Tmart, Media Mart, thegioididong.com, Fado, 123bay…

e) Ngân lượng

Ngân Lượng (Nganluong.vn) là một Ví điện tử và cổng thanh toán online hàng đầu Việt Nam. Được phát triển bởi Nexttech Group (tiền thân là PeaceSoft Group) từ năm 2009, ví điện tử và Cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên internet. Thống kê mới nhất cho biết Ngân Lượng đã đạt tổng số giao dịch là 15 triệu, tổng giá trị giao dịch lên tới 200 triệu USD và số lượng người dùng đạt 1,3 triệu người.

Ví ngân Lượng hoạt động giống như cổng thanh toán quốc tế PayPal, đóng vai trò trung gian các giao dịch thương mại giữa người mua và người bán. Tại Việt Nam, Ngân Lượng.vn đã xây dựng hệ thống liên thông trực tiếp với hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính: Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, Đông Á, VIB, SHB, Visa/Master, VinaPhone, MobiFone… và là công cụ thanh toán trực tuyến được chấp nhận tại hàng nghìn website trong đó có các thương hiệu hàng đầu như: Chodientu.vn, Nguyễn Kim, VietTel, VTC, FPT…

Ngoài ra, Ngân Lượng là cổng trung gian thanh toán tiên phong hợp tác với Wechat Pay cho phép khách du lịch Trung Quốc thanh toán tại Việt Nam.

Khách du lịch đến Việt Nam có thể bắt đầu thực hiện thanh toán nhanh bằng cách quét mã QR tại các cửa hàng, điểm chấp nhận thanh toán kết nối với Ngân Lượng thông qua ứng dụng Wechat Pay. Đối với du khách Trung Quốc, dịch vụ này chỉ thay thế việc sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán bằng điện thoại di động, cho phép họ không phải cầm nhiều tiền mặt mà vẫn có thể chi tiêu mạnh tay hơn khi du lịch đến Việt Nam.

f) Napas

Là công ty chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử quốc gia, NAPAS thực hiện kết nối liên thông hạ tầng chấp nhận thanh toán bằng mã QR để các ngân hàng, các trung gian thanh toán và các doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá dịch vụ có thể ứng dụng công nghệ quét mã QR trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán cho người dùng trên cổng thanh toán trực tuyến.

Có thể nói tại Việt Nam, Napas là đơn vị chuyển mạch duy nhất tại Việt Nam. Các đơn vị, tổ chức hợp tác với Napas có thể thực hiện thanh toán cả thẻ nội địa và quốc tế trên các Cổng thanh toán, Ví điện tử có kết nối với Napas. Có thể nói, Napas là một trong những đối thủ nặng ký của VNPAY trong ngành giải pháp thanh toán. Vì hiện tại, VNPAY chưa được cấp phép chuyển mạch hệ thống nên có phần hạn chế trong việc hợp tác với các Ngân hàng, tổ chức chấp nhận thanh toán trong việc triển khai thanh toán bằng thẻ nội địa và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)