Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế viettel (Trang 45 - 50)

Năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường tiềm năng. Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (nay là Tổng Công ty Đầu tư quốc tế Viettel) được thành lập tháng 10 năm 2006 với tầm nhìn và sứ mệnh đưa Viettel trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế.

Sau 11 năm phát triển, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (VTG) là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam. VTG lựa chọn chiến lược đầu tư bền vững, cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của chính phủ, người dân và khách hàng. Tại từng thị trường, VTG tập trung đầu tư vào mạng lưới hạ tầng trên cả nước, mở rộng kênh phân phối đến từng người dân giúp họ dễ dàng tiếp cận với dịch vụ bất kể vị trí địa lý và điều kiện kinh tế. Ngoài ra, với kinh nghiệm dày dặn từ hoạt động kinh doanh viễn thông tại Việt Nam và nền tảng tài

chính vững chắc của tập đoàn Viettel, VTG có thể quản lý và áp dụng các công nghệ mới nhất, đồng thời đa dạng hóa dịch vụ.

Các mốc phát triển:

 Năm 2006: ngày 24/3/2006 thành lập Ban dự án đầu tư nước ngoài, tiền thân của Tổng công ty. Tháng 5/2006 thành lập công ty Viettel (Cambodia)Pte Ltd.  Năm 2007: được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số

0102409426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 24/10/2007. Vốn ban đầu là 960 tỷ VNĐ. Tháng 12/2007, thành lập công ty Star Telecom Co;Ltd, liên doanh với công ty Lao - Asia Telecom và nhận giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Lào.

 Năm 2008: tháng 1/2008: vươn lên đứng số 1 Campuchia về hạ tầng viễn thông

 Năm 2009: ngày 19/02/2009 khai trương Metfone tại Campuchia, là thương hiệu đầu tiên của Viettel được xuất khẩu ra nước ngoài. Metfone là doanh nghiệp đầu tiên tại Campuchia cung cấp dịch vụ đa viễn thông và là nhà mạng đầu tiên phủ sóng khu vực biển đảo Campuchia. Ngày 16/10/2009 khai trương Unitel tại Lào với hạ tầng mạng lưới kỹ thuật lớn nhất chiếm 35% tổng số trạm của cả nước, mạng lưới cáp quang phủ sóng trên 80% tổng số các huyện.

 Năm 2010: tháng 4/2010 Unitel chính thức cung cấp dịch vụ ADSL trên phạm vi toàn quốc và nhanh chóng tạo ra sự bùng nổ về internet tốc độ cao. Nhờ vậy, kết thúc năm 2010, Unitel đã có lãi với doanh thu 60 triệu USD và lợi nhuận sau thuế gần 12 triệu USD. Cũng trong tháng 4/2010 công ty đã thắng thầu nhận giấy phép viễn thông tại Haiti thông qua công ty Natcom S.A. Chỉ sau 8 tháng, Natcom phát sóng 5 trạm BTS đầu tiên và thực hiện thành công cuộc gọi quốc tế về Việt Nam. Tháng 7/2010, Metfone là nhà mạng đầu tiên khai trương thử nghiệm dịch vụ 3G tại Campuchia. Tháng 10/2010, Unitel chính thức khai trương cung cấp dịch vụ 3G tại 17 tỉnh trên toàn quốc với thông điệp “Faster- Brighter”. Dịch vụ 3G của Unitel có

3,5G). Tháng 11/2010, thành lập công ty liên doanh Movitel S.A tại Mozambique, bước chân đầu tiên vào thị trường châu Phi.

 Năm 2011: thắng thầu, nhận giấy phép di động tại Mozambique. Ngày 7/9/2011, khai trương mạng viễn thông Natcom tại Haiti với mạng lưới lớn nhất, hiện đại nhất với gần 1000 trạm BTS (nhiều hơn 30% so với Digitel- mạng di động lớn nhất tại đây đã triển khai được 6 năm), 3000 km cáp quang phủ đến cấp huyện (gấp 20 lần số cáp quang mà Haiti có trước tháng 9/2011), là công ty duy nhất cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông từ thành thị đến nông thôn. Năm 2011 cũng đánh dấu mốc Metfone khai trương được 2 năm đạt thành tựu 46% thị phần di động, tốc độ tăng trưởng đạt 300%  Năm 2012: tháng 7/2012, thắng thầu, nhận giấy phép đầu tư tại Đông Timor.

Ngày 15/5/2012, khai trương mạng viễn thông tại Mozambique với thương hiệu Movitel. Tháng 9/2012, Movitel chỉ sau 4 tháng khai trương đã được Frost&Sullivan trao giải “Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông vùng nông thôn tại châu Phi”. Tháng 11/2012, tổng kết 2012, Unitel cũng trở thành nhà mạng hàng đầu tại Lào với 44% thị phần. Tháng 12/2012, thắng thầu và nhận giấy phép đầu tư tại Cameroon.

 Năm 2013: chính thức kinh doanh tại thị trường Đông Timor với thương hiệu Telemor. Tháng 10/2013, chính thức đổi tên công ty thành Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel. Tháng 12/2013, nhận giấy phép viễn thông tại Cộng hòa Burundi.

 Năm 2014: Tháng 6/2014 Movitel từ nhà mạng đứng thứ 3 đã vươn lên vị trí số 1 tại Mozambique về thị phần di động. Ngày 12/9/2014 bắt đầu cung cấp dịch vụ viễn thông tại Cameroon với thương hiệu Nexttel, là nhà mạng đầu tiên tại Cameroon cung cấp dịch vụ 3G. Tháng 10/2014, với 420.000 thuê bao Telemor chính thức vươn lên thành nhà mạng lớn nhất tại Đông Timor. Cũng trong tháng 10, công ty nhận được giấy phép viễn thông tại Tanzania.  Năm 2015: Tháng 3/2015 bắt đầu cung cấp dịch vụ thử nghiệm tại Burundi

với tên thương hiệu Lumitel, chỉ sau 1 tháng đã có 600.000 khách hàng hòa mạng. Tháng 6/2015, cung cấp dịch vụ 4G tại thị trường Lào. Tháng

10/2015, khai trương mạng viễn thông Halotel tại Tanzania, chỉ sau 3 tháng khai trương đạt doanh thu 4,2 triệu USD, phát triển được 1 triệu thuê bao.  Năm 2016: Tính đến giữa tháng 9/2016, tại 9 thị trường nước ngoài, tổng số

khách hàng của Viettel đã đạt 26 triệu, nâng số lượng khách hàng của Viettel trên toàn cầu (bao gồm Việt Nam) lên 90 triệu người. Nhờ đó, Viettel nằm trong số 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng cao nhất, theo thống kê của GSMA Intelligence. Tháng 7/2016: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã được lựa chọn để tham gia liên doanh cho giấy phép viễn thông thứ 4, và là giấy phép cuối cùng tại Myanmar, nằm trong số 2 giấy phép dành cho doanh nghiệp trong nước. Hai đơn vị được chỉ định đàm phán liên doanh với Viettel, sẽ chiếm 51% cổ phần, bao gồm một công ty trung gian địa phương (SPV) là The Myanmar National Holding Public Limited và một công ty nhà nước là Star High Public Company Limited. Việc liên doanh với các công ty địa phương đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp Viettel thuận lợi thâm nhập thị trường cũng như mau chóng xây dựng một mạng viễn thông rộng khắp đáp ứng nhu cầu đúng của người dân Myanmar.

Triết lý kinh doanh

- Mỗi khách hàng là một cá nhân riêng biệt. Khách hàng cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

- Kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội.

- Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.

- Con người là nhân tố quan trọng nhất. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.

Tầm nhìn

đáp ứng của VTG. VTG hiểu rằng khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt. Còn VTG sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất.

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là lời cam kết của VTG đối với khách hàng, với đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với cả chính bản thân doanh nghiệp. Những giá trị này sẽ trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của VTG để đạt được mục tiêu trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì khách hàng trong tương lai.

Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý: Mỗi thành viên, cá thể đều được nhìn nhận đánh giá qua quá trình thực tiễn, mọi kế hoạch đều phải dựa trên thực tế và liên tục điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Trưởng thành qua những thách thức và thất bại: Tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh, không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó, cam kết sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ.

Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh: Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp, thích ứng nhanh chính là sức mạnh của doanh nghiệp.

Sáng tạo là sức sống: Sáng tạo tạo ra sự khác biệt, VTG hiện thực hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng mình mà của cả khách hàng.

Tư duy hệ thống: Có một tầm nhìn chiến lược và kiến thức để làm chủ hệ thống của tổ chức, đánh giá đầy đủ về gốc rễ của vấn đề, chuyên nghiệp hoá từng bộ phận để đảm bảo phát triển nhanh chóng và bền vững.

Kết hợp Đông - Tây: Kết hợp Đông Tây nghĩa là kết hợp cách tư duy, cách thể hiện của các nền văn hóa khác nhau, cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề. Kết hợp không có nghĩa là pha trộn.

Truyền thống và cách làm người lính: Truyền thống là Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn, Gắn bó máu thịt.Hành động là Quyết đoán, Nhanh, Triệt để.

Viettel là ngôi nhà chung: Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó. Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của công ty. Nhân viên phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc.Chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân viên. Chúng ta lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân. Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế viettel (Trang 45 - 50)