Công ty chủ trương xây dựng được nhận thức chung “We are one” - không có sự phân biệt giữa người Việt và người sở tại - trong việc điều hành quản lý các Công ty thị trường. Điều này đã giúp tăng cường sự đoàn kết trong nội bộ các Công ty thị trường và phát huy được năng lực và cống hiến của cán bộ nhân viên người sở tại.
Bên cạnh đó, sự chuyển biến lớn trong chiến lược nhân sự bằng việc chuyển giao các vị trí quản lý cho người sở tại, lực lượng lao động Việt Nam tại tuyến huyện đã được rút về nước gần hết. Chủ trương này giúp giảm chi phí lương và chi phí đi lại cho người Việt Nam tại thị trường nước ngoài
Biểu đồ 2.1: Số lượng nhân viên giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: người 2011 2012 2013 2014 2015 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 6261 6602 7631 9187 11156
(Nguồn: Phòng Nhân sự-Viettel Global)
Nhìn vào biểu đồ số lượng nhân viên của VTG giai đoạn từ năm 2011-2012 quân số của VTG tăng 341 người là do trong giai đoạn này công ty đã trúng một số gói thầu cung cấp dịch vụ viễn thông tại các quốc gia như: Đông Timor và Cameroon, Mozambique, đồng thời khai trương dịch vụ viễn thông tại Haiti. Số lượng nhân sự tăng không nhiều do công ty đang chuẩn bị kế hoạch để triển khai các dịch vụ tại các quốc gia đã trúng thầu.
Giai đoạn 2013-2014 chứng kiến sự tăng mạnh đột biến về nhân sự của VTG, quân số năm 2014 tăng hơn 1556 người so với năm 2013. Giai đoạn này công ty có một loạt những thay đổi lớn, năm 2013 Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel được đổi tên thành Tổng công ty cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel (VTG), đồng thời vốn điều lệ được tăng từ 6.219.052.000.000 đồng lên 12.438.112.000.000 đồng. Năm 2013, VTG được nhận giấy phép đầu tư tại Burundi. Năm 2014 công ty khai trương dịch vụ di động tại Cameroon và nhận giấy phép viễn thông tại Tanzania.
Những sự tăng trưởng lớn này đòi hỏi một lực lượng nhân sự lớn hơn để thực hiện các dự án bắt đầu triển khai và đi vào hoạt động.
Năm 2015, số lượng quân số của VTG đạt 11.156 người, tăng 1969 người so với năm 2014. Sự gia tăng đột biến này là do trong năm 2015,VTG đã tiến hành cung cấp dịch vụ thử nghiệm tại Burundi và cung cấp dịch vụ 4G tại Lào. Đồng thời cũng trong năm này mạng viễn thông Halotel tại Tanzania được khai trương với tốc độ tăng trưởng về số lượng thuê bao nhanh nhất từ trước tới nay. Những sự kiện quan trọng này khiến Tổng công ty phải liên tục gia tăng nhân sự để đáp ứng nhu cầu tại các thị trường, bên cạnh đó để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh 5 năm giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu đứng trong top 10 doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài trên thế giới.
Bên cạnh lực lượng lao động hùng hậu, liên tục gia tăng về số lượng và chất lượng qua mỗi năm, Tổng công ty cũng chú trọng đến tỉ lệ người quản lý là người Việt Nam và người sở tại. Thay vì cơ cấu đưa người Việt Nam sang các công ty thị trường để nắm các vị trí quản lý, hiện nay công ty đã chủ trương thay đổi, so sánh chức danh quản lý giữa người Việt Nam và người sở tại được thể hiện ở biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.2: So sánh chức danh quản lý người Việt Nam và người Sở tại
(Nguồn: Phòng Nhân sự-Viettel Global)
Tỉ lệ người quản lý là người sở tại ở các thị trường nước ngoài hiện nay của VTG cao hơn so với số lượng người quản lý là người Việt Nam. Sự chênh lệch này
là do tại một số quốc gia mà VTG đang hoạt động, chính phủ những nước này đã thắt chặt quy định về số lượng người Việt Nam sang làm việc. Bên cạnh đó, VTG cũng hiểu rõ được rằng sự hiểu biết về thói quen tiêu dùng, về văn hóa của người sở tại sẽ góp phần đưa những sản phẩm và dịch vụ được cung cấp đến với người tiêu dùng địa phương một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để nhân sự người sở tại các thị trường có thể đảm nhận tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại thị trường, VTG đã tổ chức đưa nhân viên người sở tại về Việt Nam nhằm đào tạo các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo văn hóa, cách làm Viettel, để cán bộ nhân viên sở tại gắn bó lâu dài với Viettel và trở thành những người quản lý có đủ năng lực điều hành các Công ty.