Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế viettel (Trang 56 - 61)

Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kh doanh giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu cộng ngang (USD) 541.118.819 757.332.036 992.753.349 1.211.528.584 1.322.828.213 Doanh thu hợp nhất (USD) 308.770.531 542.354.785 578.124.120 726.214.748 769.903.660 Tổng chi phí hợp nhất (USD) 289.958.296 411.982.615 478.617.845 585.902.407 712.161.139

LN hợp nhất lũy kế(USD) 28.668.760 105.783.503 172.142.270 283.680.624 324.367.557

EBITDA Margin (%) 35 38 31 32,1 30

Thuê bao các loại lũy kế (triệu) 6,15 9 11 13 16,5

BTS các loại lũy kế (trạm 2G + 3G) 9.500 12.000 15.864 18.600 27.774

Cáp quang lũy kế (km) 39.000 60.000 77.370 96.660 125.782

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại các thị trườngtính đến hết năm 2015

Thị trường Vị trí Thuê bao Thị phần Doanh thu

(triệu USD) Trạm phát sóng Cáp quang

Campuchia Số 1 về thuê bao,

doanh thu và hạ tầng 4,6 triệu 50% 297,68 5.212 trạm 18.000 km

Lào Số 1 về thuê bao,

doanh thu và hạ tầng 1,8 triệu 47% 190,85 3.100 trạm 21.000km

Haiti Số 1 về hạ tầng 1,5 triệu 30% 100,83 1.550 trạm 5.000km

Đông Timor Số 1 về thuê bao,

doanh thu và hạ tầng 423.000 45%; 25,4

Phủ sóng chiếm đến 96%cả nước

Mạng lưới cáp quang lớn nhất

Mozambique Số 1 về thuê bao,

doanh thu và hạ tầng 4 triệu 38% 180,39 3.000 trạm

27.000 km

Cameroon Cung cấp dịch vụ từ

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Thành tựu đạt được

Kết thúc năm 2015, Viettel Global ghi nhận mức tăng trưởng dương khi doanh thu cộng ngang đạt 1.322 triệu USD, tăng 111,3 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng 9,1%. Tốc độ tăng trưởng chung của công ty hiện cũng cao hơn nhiều so với các khu vực có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới về viễn thông như Trung Đông 5,1%, châu Phi 4,5% và châu Á Thái Bình Dương 3,6%. Về doanh thu và lợi nhuận, mức tăng trưởng dương, nhưng chưa đạt được kì vọng cho năm 2015, một phần do ảnh hưởng của mất giá đồng nội tệ so với đồng USD. Tại châu Mỹ, ảnh hưởng tỷ giá trên 10%. Các nước châu Phi trung bình ảnh hưởng tỷ giá gần 20%, tương ứng khoảng 70 triệu USD, riêng Mozambique mất giá tới 46%.

Về lợi nhuận, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 60 triệu USD. Đây là tín hiệu tốt, thể hiện sự tăng trưởng về lợi nhuận dù chi phí cho châu Phi tăng đột biến. Việc vận hành thị trường Cameroon cuối năm 2014 và khai trương 2 thị trường mới tại châu Phi năm 2015 (Tanzania và Burundi) đã dẫn tới chi phí tăng thêm khoảng 230 triệu USD. Thuê bao tiếp tục tăng trưởng tốt so với năm 2014, tăng thêm 3,6 triệu thuê bao, lũy kế đạt 16,5 triệu, tăng trưởng 27%.

Chất lượng quy hoạch và xây dựng hạ tầng mạng lưới từng bước được nâng cao, đặc biệt là tại các thị trường mới là Cameroun, Tanzania, Burundi. VTG xây dựng hạ tầng mạng lưới rộng khắp, phủ sóng đến từng địa phương với tiêu chí đưa dịch vụ đến từng người dân, bất kể vị trí địa lý hay điều kiện kinh tế.

Bên cạnh đó, công ty cũng duy trì vị trí đứng đầu ở các thị trường đang kinh doanh. VTG luôn duy trì vị trí số 1 của Metfone tại Campuchia và Unitel tại Lào, Telemor và Movitel cũng vươn lên vị trí số 1 về thuê bao tại thị trường Đông Timor và Mozambique. Vị thế của VTG cũng được nâng lên đáng kể trên thị trường thế giới thể hiện qua việc rất nhiều quốc gia, đối tác mời đầu tư như: Congo DRC, Bangladest, Myanmar, Nepal, Triều Tiên, Belarus, Ukraina…

Không chỉ duy trì được vị trí của mình, VTG cũng đánh dấu tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế. Các công ty do VTG đầu tư liên tục nhận được các giải

thưởng danh giá của quốc tế. Movitel đạt 3 giải lớn: Giải thưởng “Sáng tạo di động” các doanh nghiệp khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, giải vàng hạng mục “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong các năm tại khu vực Trung Đông và Châu Phi” thuộc Giải thưởng Kinh doanh quốc tế và giải “Nhà mạng tốt nhất tại thị trường mới nổi” thuộc Giải thưởng Truyền thông Thế giới. Telemor đạt giải“Khởi nghiệp ấn tượng trong năm” thuộc Giải thưởng Kinh doanh quốc tế.

Tính đến giữa tháng 9/2016, tại 9 thị trường nước ngoài (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania), tổng số khách hàng của Viettel đã đạt 26 triệu, nâng số lượng khách hàng của Viettel trên toàn cầu (bao gồm Việt Nam) lên 90 triệu người. Nhờ đó, Viettel nằm trong số 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng cao nhất, theo thống kê của GSMA Intelligence. Từ khi đạt 10 triệu khách hàng tại các thị trường nước ngoài vào năm 2013, sau 3 năm phát triển, con số này đã tăng lên gấp đôi. Ngoài đóng góp từ những thị trường tốt đã kinh doanh từ lâu như Campuchia, Lào, Mozambique thì còn phải kể đến tốc độ tăng trưởng thuê bao thần kỳ của Tanzania, thị trường mới quy mô 50 triệu dân, đông nhất trong số các thị trường Viettel đầu tư.

Từ nay tới hết năm 2016, về tổng thể, tại các thị trường VTG đầu tư, dịch vụ internet di động đang có xu hướng bùng nổ khi doanh thu từ data tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và số thuê bao sử dụng 3G cũng tăng thêm gấp gần 1,5 lần chỉ trong 6 tháng. Đây sẽ tiếp tục là phân khúc màu mỡ trong thời gian tới, do đó Viettel đặt kế hoạch củng cố 3G và triển khai mở rộng 4G tại nhiều thị trường nước ngoài để nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thách thức

Tại cuộc họp Đại hội cổ đông năm 2016, Hội đồng quản trị của VTG cũng trình phương án tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng thông qua hình thức chào bán cổ phiếu cho Tập đoàn Viettel. Mục đích của việc tăng vốn điều lệ này để nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu đầu tư vào các thị trường mới trong 3 năm tới để thực hiện mục tiêu quy mô thị trường đạt 350 triệu dân.

từ thị trường nước ngoài của VTG cũng đã giảm 22,9% so với kế hoạch đặt ra. Diễn biến thị trường thay đổi nhanh chóng, đối thủ có những chính sách mới mang tính cạnh tranh cao, gay gắt và đôi khi là cực đoan. Thực tế thì việc xác định thị trường mục tiêu là các thị trường đang phát triển đang là xu hướng của các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới, nếu muốn tiếp tục mở rộng. Vì vậy, thách thức cho mục tiêu xin giấy phép tại thị trường mới của VTG là rất lớn. Ngay tại thị trường Myanmar, VTG đã phải tìm đường tắt đầu tư vào thị trường Myanma bằng kế hoạch góp 800 triệu USD để phát triển viễn thông với một đối tác Myanmar vào cuối năm 2014.

Việc lấy các giấy phép mới tại các thị trường ngày càng khó khăn do tài nguyên tần số đã hết, VTG phải đẩy mạnh phương án thâm nhập thị trường mới bằng mua bán các công ty khác, một lĩnh vực VTG chưa có nhiều kinh nghiệm.

Ngoài ra, các thị trường công ty đã đầu tư đang phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn như Orange, MTN, Movistar, Claro, Digicel, Axiata… Đây là các nhà mạng có thương hiệu và đã khai thác nhiều năm, tiềm lực kinh tế mạnh. Bên cạnh đó là xu thế sử dụng các dịch vụ như Viber, WhatsApp, Facebook... đã khiến cho doanh thu các dịch vụ truyền thống như điện thoại, nhắn tin ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế viettel (Trang 56 - 61)