Hoạt động hoạch định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen (Trang 31 - 33)

1.4.1.1 Hoạch định nhu cầu

Hoạch định nhu cầu là quy trình xác định, tổng hợp và lựa chọn tất cả các nguồn tạo ra nhu cầu cho một chuỗi cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức độ, phạm vi và thời gian hợp lý. Hoạch định nhu cầu nhằm dự báo những sản phẩm nào mà khách hàng sẽ cần, cần bao nhiêu cho các loại sản phẩm đó, và khi nào thì khách hàng sẽ cần những sản phẩm này. Hoạch định nhu cầu là chức năng để nhận biết tất cả nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của thị trường. Nó bao gồm những hoạt động liên quan đến dự báo, nhập đơn hàng, lời hứa đơn hàng và xác định nhu cầu cho nhà

kho…Việc xác định không chính xác nhu cầu thực của thị trường sẽ dẫn đến những tổn thất to lớn cho công ty. Mục tiêu của hoạch định nhu cầu nhằm để triển khai kế hoạch hợp lý nhất, về nhu cầu tương lai. Hoạch định nhu cầu đồng thời cập nhật kế hoạch cho nhu cầu tương lai, khi thay đổi này được chấp nhận và để tránh những thay đổi không quan trọng với hoạch định sản xuất và lên lịch sản xuất, thông qua việc quản lý đúng đắn những nhóm nhu cầu khác nhau. Chức năng của hoạch định nhu cầu gồm việc xác định được nhu cầu của khách hàng trong tương lai, bằng cách dùng các phương pháp dự báo nhu cầu của khách hàng (bao gồm cả những xu hướng, thay đổi…) hoặc xử lý những thông tin do khách hàng cung cấp để đưa ra nhu cầu. Hoạch định nhu cầu cần có hệ thống quản lý đơn hàng tới để quản lý chặt chẽ nhu cầu hiện tại của khách hàng (đơn hàng đến, đơn hàng chờ…) và phản hồi thông tin với khách hàng về ngày giao hàng.

Những yêu cầu cơ bản của một hệ thống hoạch định nhu cầu:

- Tính tiên đoán: duy trì sự cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu. Điều này đòi hỏi khả năng biết trước lượng đơn hàng tới.

- Tính thông tin: cố gắng thu thập thông tin từ những cuộc viếng thăm khách hàng, kinh nghiệm của những nhà quản lý để từ đó có thể tiên đoán mức độ và thời gian của những đơn hàng tương lai.

- Sự ảnh hưởng: người xây dựng lịch sản xuất (master scheduler) sử dụng ảnh hưởng của mình với bộ phận marketing và kinh doanh để đưa ra những điều chỉnh về nhu cầu của khách hàng khi cần thiết nhằm tận dụng tốt hơn tài sản cố định và nguồn nhân lực.

- Sự ưu tiên và phân bổ: mục tiêu của quản lý nhu cầu là để thỏa mãn tất cả nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên trong trường hợp không có đủ sản phẩm như yêu cầu, chẳng hạn trong trường hợp vật tư và nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm thiếu. Lúc này cần phải đưa ra quyết định nên sản xuất đơn hàng nào trước, đơn hàng nào phải chờ.

1.4.1.2 Hoạch định tồn kho

kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. Trong chuỗi cung ứng ở những công ty khác nhau, quản lý tồn kho là sử dụng tập hợp các kỹ thuật để quản lý mức tồn kho. Mục tiêu là giảm chi phí tồn kho càng nhiều càng tốt nhưng vẫn đáp ứng được mức phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.

1.4.1.3 Hoạch định sản xuất

Hoạch định sản xuất là quy trình xây dựng những kế hoạch và lịch trình tối ưu hóa và chi tiết sử dụng nguồn lực, nguyên liệu, các ràng buộc để hoàn thành đúng thời hạn đã định. Hoạch định sản xuất gồm có 2 thành phần điều độ sản xuất và hoạch định nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen (Trang 31 - 33)