Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen (Trang 101)

Tecomen

3.5.1 Hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trƣờng

Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp cho việc hoạch định chuẩn xác hơn. Việc lập kế hoạch của công ty dựa trên việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp cho công ty có kế hoạch tốt hơn giúp tăng lợi thế cạnh tranh.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu thị trƣờng theo 6 bƣớc

Nguồn: http://www.mymarketresearchmethods.com/the-market-research-process- 6-steps-to-success/ Xác định Phướng án mục tiêu nghiên cứu Thiết kế và chuẩn bị phương pháp nghiên cứu Chọn mẫu Phân tích và thu thập dữ liệu dữ liệu Hình ảnh hóa và trình bày kết quả

Quy trình nghiên cứu thị trường là một phương pháp mang tính hệ thống nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong kinh doanh. Hành động dựa trên nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu khách hàng và thị trường, đồng thời gia tăng doanh số bán hàng của công ty. Hình vẽ dưới đây chia quy trình theo 6 bước như sau:

Bước 1 - Xác định mục tiêu và “vấn đề”: Cốt lõi của việc này là hiểu được gốc rễ cần được thông tin thông qua nghiên cứu thị trường

Bước 2 - Quyết định phương án nghiên cứu: Khi đã biết được mục tiêu nghiên cứu là lúc lên kế hoạch về loại nghiên cứu thị trường phù hợp nhất để có được các dữ liệu cần thiết. Xem phương án nghiên cứu thị trường như một kế hoạch triển khai chi tiết. Tại bước này, đầu tiên, doanh nghiệp sẽ phải quyết định phương án nghiên cứu thị trường: dùng khảo sát, phỏng vấn nhóm. v.v…. Doanh nghiệp cần xác định cụ thể cách chọn mẫu đại diện: đối tượng khách hàng nào đang được theo đuổi, doanh nghiệp có thể tìm họ ở đâu, bằng cách nào để khuyến khích họ, v.v

Bước 3-Thiết kế và chuẩn bị công cụ nghiên cứu: Trong bước này của nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp thiết kế công cụ nghiên cứu thị trường. Nếu như lựa chọn khảo sát là phương thức phù hợp (trong bước 2), doanh nghiệp bắt đầu viết câu hỏi và thiết kế bảng hỏi. Nếu như phỏng vấn nhóm là phương thức được lựa chọn, doanh nghiệp chuẩn bị câu hỏi và các thiết bị cần thiết cho người điều phối. Đây là bước triển khai kế hoạch trong toàn bộ quy trình nghiên cứu thị trường.

Bước 4-Thu thập dữ liệu: Đây chính là phần cốt lõi của dự án nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp đưa bản khảo sát ra thị trường, hoặc thực hiện các buổi phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, thực hiện thử nghiệm tại hiện trường, v.v…Các câu trả lời, lựa chọn và những điểm quan sát đều được thu thập và ghi chép, thường là trong các bảng gồm dòng và cột. Mỗi phần thông tin đều quan trọng và đóng góp vào việc kết luận cuối cùng của nghiên cứu thị trường.

Bước 5-Phân tích dữ liệu: Từ bước 4 (Thu thập dữ liệu), doanh nghiệp đã có cái nhìn và cách hiểu sâu hơn về những dữ liệu đang có. Nếu như những dữ liệu này chưa được ghi chép trong các bảng có hệ thống, người làm nghiên cứu thị trường

cần tổng hợp chúng lại. Nếu như dữ liệu đã được ghi chép trong các bảng, đây là lúc xử lý chúng đúng cách. Có một số phần mềm được xử dụng như Excel, SPSS, Minitab, v.v…để tạo bảng và đồ thị, biểu đồ

Bước 6 - Minh hoạ dữ liệu và trình bày kết quả: Khi đã dành nhiều giờ để xử lí dữ liệu, xây dựng các bảng, biểu đồ và đồ thị tóm tắt, bây giờ là lúc để tổng hợp những thông tin hữu ích nhất thành một báo cáo nghiên cứu thị trường hay bài trình bày dễ hiểu. Một cách hay để trình bày dữ liệu là bắt đầu với mục tiêu nghiên cứu thị trường và các vấn đề kinh doanh mà đã được xác định ở bước 1. Trình bày lại những câu hỏi kinh doanh, và sau đó trình bày các khuyến nghị dựa trên các dữ liệu, để giải quyết những vấn đề này.

3.5.2 Hoàn thiện hoạt động giao hàng

Hiện nay công ty cổ phần Tecomen tiến hàng giao hàng qua 3 kênh chính: thứ nhất là giao hàng trực tiếp cho khách hàng là nhà bán lẽ hay siêu thị; thứ hai là giao hàng cho khách hàng là các nhà phân phối ở tỉnh và cuối cùng là giao hàng cho khách hàng nước ngoài tại cảng biển

Công ty thông qua việc thuê một đơn vị vận tải bên ngoài cùng với một nhân viên của phòng kinh doanh để giao hàng trực tiếp cho các siêu thị hay các khách hàng ở tỉnh. Việc này mặc dù tiết kiệm được công sức và chi phí phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhưng cũng gây ra nhiều hạn chế như : xe giao hàng trễ do không thông thạo đường xá vì tài xế thường xuyên bị thay đổi hay bị công an xử phạt vi phạm luật giao thông ; sản phẩm do các khách hàng ở tỉnh phân phối lại cho các đại lý nhưng không kiểm soát tốt việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, không kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm tại đại lý, các đại lý đặt ở đâu là do nhà phân phối tự quyết định nên không đảm bảo phân phối hiệu quả, đúng đối tượng khách hàng. Biện pháp mà công ty có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả giao hàng cũng như hiệu quả kinh doanh là:

- Mặc dù hiện nay sản phẩm của công ty đang được tiêu thụ trên toàn quốc nhưng công ty phải xác định các khu vực trọng điểm cần đẩy mạnh hiệu quả phân phối.

- Đối với các công ty phân phối là khách hàng của công ty hiện đang hoạt động trong khu vực đó thì công ty phải ràng buộc lại hợp đồng để phân bổ các đại lý theo yêu cầu của công ty. Đối với các nhà phân phối không hiệu quả thì nên xem xét lại hợp đồng mua bán.

- Thành lập các văn phòng đại diện cùng với hệ thống kho chứa nhỏ tại một số tỉnh trọng điểm, nhất là khu vực miền Nam vì đây là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh với loại sản phẩm khá tương đồng nhưng chỉ có duy nhất 1 văn phòng chi nhánh đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Các văn phòng này chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm tới các đại lý do công ty chỉ định hay các siêu thị và nhà bán lẻ, thông báo kế hoạch nhập hàng về công ty, quản lý tồn kho thành phẩm, xây dựng và quản lý đội ngũ bán hàng tại các đại lý. Các kho này sẽ trữ một số lượng hàng hoá nhất định để kịp bổ sung khi khách hàng có nhu cầu đột xuất.

- Xây dựng chính sách chiết khấu cụ thể và hấp dẫn để khuyến khích các đại lý, nhà bán lẽ bán được nhiều hàng.

- Hàng tháng phải thông báo kế hoạch giao hàng dự kiến của tháng tiếp theo cho bên công ty vận tải, yêu cầu công ty vận tải điều động các tài xế thông thạo đường xá tại các khu vực tương ứng. Đưa ra các mức chế tài hợp lý trong trường hợp giao hàng trễ do sai sót của tài xế.

- Để tránh việc giao hàng sai số lượng hay chủng loại sản phẩm cho khách hàng thì khoảng 3 ngày trước thời điểm giao hàng thì phòng kinh doanh phải fax công văn xác nhận hay điện thoại lại với phía khách hàng về thời gian giao hàng, chủng loại và số lượng hàng giao. Sau khi được phía khách hàng xác nhận thì phòng kinh doanh phải chuyển bản fax xác nhận này cho thủ kho thành phẩm và khi xếp hàng lên xe thì nhân viên kinh doanh sẽ có sự kiểm tra lần cuối trước khi xe ra khỏi nhà máy.

3.5.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý đại lý

Để hoàn thành cơ chế quản lý đại lý, công ty cần triển khai thực hiện một số công việc như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách quản lý đại lý, nhà phân phối. Trước tiên, doanh nghiệp cần phải phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi mà đại lý được hưởng trong quá trình phân phối hàng hóa. Dưới đây là một số tiêu chí tham khảo cho công ty về những trách nhiệm mà đại lý cần phải thực hiện:

- Đại lý tự quản lý Khu vực đã được đăng ký với Nhà phân phối, tự mở rộng phát triển khách hàng và phát triển thị trường.

- Chủ động xây dựng mạnh mạng lưới bán hàng cung cấp sản phẩm của mình bằng các hình thức, hoạt động lành mạnh, thể hiện tính chuyên nghiệp.

- Các đại lý mở rộng chi nhánh tại các địa điểm mới sẽ được Nhà sản xuất/ Nhà phân phối hỗ trợ tối đa đồng thời được bảo vệ tối đa trên toàn hệ thống theo nguyên tắc đầu tiên, Đại lý xây dựng kế hoạch phát triển của mình và thông báo địa điểm muốn phát triển về cho Nhà sản xuất/ Nhà phân phối để được bảo vệ trên toàn hệ thống nhằm tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các Đại lý.

- Tự chủ động lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển kháchs hàng, kế hoạch đem sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng tại khu vực mình đã đăng ký phụ trách hoặc tại địa điểm phát triển mới mà mình đã đăng ký bảo vệ từ Nhà sản xuất/ Nhà phân phối.

- Trong vòng 3-6 tháng sau khi đại lý đăng ký bảo vệ với Nhà sản xuất/ Nhà phân phối, mà đại lý không triển khai thì sẽ được Nhà phân phối chuyển giao quyền bảo vệ lại cho Đại lý đăng ký kế tiếp.

- Trong các trường hợp nhằm phát triển thị trường, Nhà phân phối sẽ có kế hoạch mở rộng mạng lưới, Nhà phân phối sẽ tự tổ chức độc lập đồng thời thông báo địa điểm tổ chức tới các đại lý khu vực lân cận hoặc là sẽ thông báo trên trang web chính thức, Các đại lý có quyền đăng ký tham gia đồng hành và hỗ trợ cùng Nhà phân phối trong trường hợp Đại lý muốn mở rộng phát triển mạng lưới của mình tại địa điểm đó. Việc lựa chọn này theo nguyên tắc đầu tiên (nêu trên).

- Hỗ trợ Hãng/ Nhà phân phối khi có các chương trình khuyến mãi, quảng cáo diễn ra tại điểm kinh doanh của đại lý.

- Không kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là Đại lý phân phối độc quyền thì không kinh doanh sản phẩm tương tự của thương hiệu khác.

- Mức giá cho khách hàng đầu cuối đảm bảo tương đương với mức giá bán lẻ đề nghị của nhà phân phối. Không bán phá giá

Thứ hai, doanh nghiệp cần mở rộng hệ thống phân phối, cửa hàng , đại lý. Hiện tại, công ty mới chỉ có một văn phòng đại diện tại miền Nam và miền Trung, điều này gây rất nhiều khó khan cho khách hàng trong quá trình đặt hàng. Trong thời gian tới, công ty cần nghiên cứu và mở rộng hệ thống cửa hàng ở các tỉnh thành trên cả nước cũng như các chi nhánh tại miền Trung, chi nhánh tại miền nam và một số tỉnh thành có nhu cầu lớn đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Chuỗi cung ứng là một khái niệm khá mới tại Việt Nam, nhưng theo tác giả nó là một đề tài rất thú vị có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp Việt nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh máy lọc nước nói riêng. Những khó khăn, bất cập trong hoạt động chuỗi cung ứng của Tecomen cũng có thể thấy đâu đó ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Quản lý tốt chi phí, nâng cao khả năng phản ứng với những thay đổi của thị trường…là điều mà các doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm và lúng túng trong việc tìm giải pháp, vì thế tác giả hy vọng đây sẽ là một đề tài được nhiêu độc giả quan tâm, ngiên cứu khai thác thêm để đẩy mạnh việc ứng dụng trong thực tế.

Về lý thuyết chuỗi cung ứng, tuy đề tài còn mới, tài liệu tại Việt Nam rất hạn chế, nhưng tác giả cũng đã cố gắng hết sức thu thập các tài liệu từ nhiều nguồn sách Tiếng Việt, Tiếng Anh, Internet…, cùng với những kinh nghiệm thực tế để nêu lên một số vấn đề. Các lý thuyết về chuỗi cung ứng được rất nhiều các tác giả nước ngoài viết, nhưng để áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thì cần có sự điều chỉnh lại. Nguồn tài liệu về lý thuyết chuỗi cung ứng trong nước rất ít, không có nhiều nguồn tài liệu chính thống. Trong bài viết tác giả có đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.

Việc khảo sát hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty đạt được một số kết quả nhất định. Để cho kết quả chính xác hơn, ngoài việc khảo sát hoạt động chuỗi cung ứng tại các phòng ban công ty, cần phải phỏng vấn, khảo sát ban lãnh đạo, các trưởng phó phòng ban nhằm có cái nhìn toàn diện, tổng quát hơn về hoạt động của toàn chuỗi. Do vấn đề về bảo mật thông tin, các thông tin trong bài viết lấy từ các phòng ban trong công ty tương đối chính xác, được các bộ phận hỗ trợ

Đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Tecomen đã được hình thành nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Hoạt động chuỗi cung ứng còn bộc lộ rõ những yếu điểm và cần phải từng bước khắc phục. Vận dụng kiến thức về chuỗi cung ứng trong chương một và tình hình thực tế cũng như điểm mạnh và yếu của chuỗi cung ứng của công ty Tecomen trong chương hai, học viên đã từng bước đưa ra giải pháp cải thiện hoạt động chuỗi cung ứng của công ty. Trong thời gian tiếp theo công ty nên tập trung xây dựng hệ thống thông tin, hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý kho

toàn thể nhân viên trong công ty. Với những giải pháp, kiến nghị, đề xuất này hi vọng được công ty xem xét, áp dụng nhằm xây dựng một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn, hiệu quả hơn, tiết giảm chi phí và mang lại lợi ích hơn cho các khách hàng của công ty.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế, đề tài nghiên cứu này không thể tránh khỏi các thiếu sót, học viên mong muốn nhận được những đánh giá khách quan của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn, rất mong các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này nghiên cứu rộng và sâu hơn, để chuỗi cung ứng phát huy tối đa những lợi ích của nó, góp phần vào sự đi lên của các doanh nghiệp Việt nói riêng và sự phồn vinh của nền kinh tế nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Kim Anh, Tài liệu hướng dẫn học tập Quản Lý Chuỗi Cung Ứng, Đại học Mở Bán Công TP. HCM, 2006.

[2]. Nguyễn Công Bình, Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống Kê, 2008. [3]. Hồ Tiến Dũng, Quản trị điều hành, Nhà xuất bản Lao Động, 2009

[4]. Nguyễn Xuân Tiến, Quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần dệt Tân Tiến, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Nha Trang, 2013.

[5]. Nguyễn Thị Nhiễu, Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị của nước ta

hiện nay, Viện nghiên cứu thương mại chủ trì, 2005.

[6]. Đoàn Thị Hồng Vân, Bùi Lê Hà, Quản trị Cung Ứng, Nhà xuấn bản Thống Kê, 2002. [7]. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Logistics những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2010.

[8]. Peter Bolstorff, Robert Rosenbaum, Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2011.

[9]. Shoshanah Cohen, Joseph Roussel, Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng, nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2011.

Tiếng Anh

[10]. Shoshanah Cohen & Joseph Roussel, Strategic Supply Chain Management, McGraw – Hil, 2005.

[11]. Robert B. Handfield & Ernest L. Nichols, Supply Chain Redesign, Financial Times Prentice Hall, 2002.

[12]. Donal J. Browsersox & David J. Closs, Logistical Management, McGRAW-HILL, 1986.

[13]. Robert Monczka, Robert Trent and Robert Handfield, Purchasing and Supply

Chain Management, Thompson, South Western, 2009.

[14]. Lambert, Douglas M., James R. Stock & Lisa M. Ellram, Fundamentals of

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tecomen (Trang 101)