Sau khi đã nhận được vật liệu từ nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng yêu cầu kho khách hàng. Có thể lựa cho các phương án để sản xuất như sản xuất theo đơn hàng (make to order), sản xuất để dự trữ (make to stock) và lắp ráp theo đơn hàng (engineer to order). Nhiều vấn đề cần được quan tâm trong suốt quá trình sản xuất là kiểm định vật liệu, năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất, kiểm định sản phẩm, tồn kho trên chuyền, đóng gói…Để tiết giảm chi phí càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài vào hoạt
động gia công. Tuy nhiêu điều này sẽ làm tăng công việc trong quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt là yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được đề ra.
1.4.3.1 Thiết kế sản phẩm trong sản xuất
Nếu như dự báo cầu sản phẩm là khâu quyết định sẽ sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ gì, thì những kết quả của nó sẽ là cơ sở quan trọng trong thiết kế sản phẩm/dịch vụ và lựa chọn quá trình sản xuất. Dựa vào những thông tin thu được từ dự báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn, thiết kế sản phẩm/dịch vụ nhằm bảo đảm cung cấp đúng những gì thị trường cần và phù hợp với khả năng sản xuất của mình. Công việc thiết kế sản phẩm/dịch vụ và quá trình với sự tham gia phối hợp của nhiều cán bộ quản trị, chuyên viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó được tiến hành qua hàng loạt các bước theo một trình tự nhất định. Sản phẩm của thiết kế sản phẩm là những bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh về cấu tạo, thành phần và những đặc tính kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm/dịch vụ đòi hỏi phương pháp và quá trình công nghệ sản xuất tương ứng. Vì vậy, những đòi hỏi về sản phẩm/dịch vụ sẽ là căn cứ quan trọng cho thiết kế và lựa chọn quá trình sản xuất. Việc thiết kế và lựa chọn các yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm dựa trên tính năng yêu cầu và công nghệ sẵn có. Một bản thiết kế sản phẩm tốt khi có sự kết hợp của 3 khía cạnh: thiết kế, cung ứng và sản xuất. Điều này mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ sản xuất sản phẩm và hoạt động chuỗi cung ứng. Giúp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh chóng hơn và cạnh tranh hiệu quả về mặt chi phí.
1.4.3.2 Điều độ sản xuất
Điều độ sản xuất là phân bổ công suất có sẵn (thiết bị, lao động, nhà máy) cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết. Mục tiêu là sử dụng công suất sẵn có hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất. Thực hiện một kế hoạch điều độ sản xuất là một quá trình tìm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu đối kháng nhau:
- Mức sử dụng cao: Điều này có nghĩa là vận hành sản xuất trong dài hạn, sản xuất tập trung và có nhiều trung tâm phân phối. Ý tuởng này xuất phát từ học thuyết kinh tế vì qui mô và thu được nhiều ích lợi từ học thuyết này.
- Mức tồn kho thấp: Điều này nghĩa là vận hành sản xuất trong ngắn hạn, giao các nguyên vật liệu thô đúng lúc -JIT (Just In Time). Ý tưởng này cực tiểu hóa tài sản và dòng tiền mặt bị ứ đọng trong hàng tồn kho.
- Mức phục vụ khách hàng cao: Thông thường yêu cầu mức tồn kho cao hay vận hành sản xuất trong ngắn hạn. Mục tiêu nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhanh chóng và không để hết hàng tồn kho cho bất cứ sản phẩm nào.
Khi một sản phẩm đơn lẻ được sản xuất ở một nhà máy được chỉ định, điều độ sản xuất có nghĩa là tổ chức vận hành tại mức yêu cầu càng hiệu quả càng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm. Khi có nhiều sản phẩm khác nhau được sản xuất trên một dây chuyền hay nhà máy sản xuất đơn thì điều độ sản xuất càng phức tạp hơn. Mỗi sản phẩm sẽ được sản xuất trong một vài thời đoạn sau đó sẽ chuyển sang sản xuất sản phẩm kế tiếp. Bước đầu tiên trong kế hoạch điều độ sản xuất đa sản phẩm là xác định qui mô của đơn hàng cần sản xuất. Điều này cũng giống như tính EOQ trong quá trình kiểm soát hàng tồn kho. Tính toán qui mô của đơn hàng bao gồm quá trình cân đối giữa chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho. Nếu hoạt động sản xuất thường xuyên, thực hiện theo những lô nhỏ thì chi phí sản xuất sẽ cao và mức tồn kho thấp. Nếu chi phí sản xuất thấp do hoạt động sản xuất dài thì mức tồn kho sẽ cao và chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho sẽ gia tăng.