Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản phẩm bánh longpie trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 47 - 56)

- Dân số

Nhân tố đầu tiên cần phân tích là dân số, bởi vì con người tạo nên thị trường. Dân số Việt Nam hiện nay gần 92 triệu người (Ngày 14/1/2016, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế)), là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, sự di cư từ khu vực nông thôn vào các trung tâm đô thị lớn sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng trong nhiều năm tới. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đứng thứ tư ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tỷ lệ phát triển

này sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong thời gian sắp tới, kể cả việc nhân đôi lực lượng lao động cũng như nhân đôi số lượng những người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ; kiểu hộ gia đình nhỏ hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu dùng. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã vượt qua được con số 1000USD/ người/ năm. Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm.

Dân số Đà Nẵng: Theo báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn 2011-2015, của Sở Y tế Đà Nẵng vào sáng 10- 9, dân số thành phố năm 2015 khoảng 1.029.000 người, việc kiểm soát tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%. 5 năm qua, tổng tỷ suất sinh của thành phố có xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ trẻ được sàng lọc sơ sinh tăng mạnh; số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong và tỷ lệ bà mẹ tử vong liên quan đến thai sản giảm. Đến năm 2020, Đà Nẵng phấn đấu quy mô dân số dưới 1,4 triệu người, tổng tỷ suất sinh dưới 2,1 con.

Tỷ lệ phát triển này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, số lượng người đưa ra quyết định và số lượng người tiêu thụ sản phẩm ngày càng nhiều hơn.

- Yếu tố kinh tế

Hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những diễn biến của môi trường vĩ mô. Các yếu tố cơ bản thường được quan tâm đó là: Lãi suất, lạm phát, thu nhập bình quân và hội nhập quốc tế.

 Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế. Vấn đề này có ảnh hưởng đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư trong dân chúng, do vậy sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Tại thị trường Đà Nẵng: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước tháng 02/2016 đạt 5.204,4 tỷ đồng, bằng 97,65% so tháng trước và tăng 11,15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 285,8 tỷ đồng, tăng 0,3% so tháng trước, giảm 15,63% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân đạt 2.970,3 tỷ đồng, giảm 4,47% so tháng trước, tăng 25,18% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế cá thể đạt 1.677,3 tỷ đồng, tăng 0,64% so tháng trước, giảm 4,93% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 269,9 tỷ đồng, tăng 0,92% so tháng trước, tăng 31,65% so cùng kỳ năm 2015.

Tháng 02 năm 2016 là tháng trùng với Tết nguyên đán Bính Thân, thời gian Tết trùng vào những ngày đầu tháng 02, nhu cầu mua sắm của người dân đã tập trung vào những ngày cuối tháng 01/2016; vì vậy tổng mức lưu chuyển hàng hóa tháng này không tăng so tháng trước.

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 2 tháng đầu năm 2016 đạt 10.533,9 tỷ đồng, tăng 10,15% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 570,7 tỷ đồng, bằng 80,66% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân đạt 6.079,6 tỷ đồng, tăng 23,27% ; Kinh tế cá thể đạt 3.343,9 tỷ đồng, bằng 96,27%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 537,5 tỷ đồng, tăng 20,17% so cùng kỳ năm 2015 (Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng).

Một khi mà lãi suất ngân hàng giảm thì sẽ có tác động tích cực đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng, tạo điệu kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp hơn.

 Lạm phát: tốc độ đầu tư vào nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào mức lạm phát. Việc duy trì một mức độ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế. kích thích sự tăng trưởng của thị trường. Áp lực tăng CPI trong năm 2016 chủ yếu đến từ việc tăng giá của các mặt hàng dưới sự điều hành của Chính phủ như Điện, Nước, Y tế, Giáo dục, …. Tỉ lệ lạm phát cả năm 2016 dự báo vào khoảng 2,5%”, các chuyên gia đến từ Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết.

Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của

giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.

 Thu nhập bình quân

Tại TP. Đà Nẵng: GDP bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 62,65 triệu đồng, tương đương 2.908 USD, gần gấp đôi so với 2010.

Giai đoạn 2011 - 2015, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP ước đạt 57.460 tỷ đồng, tăng 1,4%/năm.

Sự phát triển của Đà Nẵng được thể hiện rõ nhất ở bộ mặt đô thị khang trang hơn, sạch đẹp hơn. Hàng loạt cây cầu có kiến trúc "độc nhất vô nhị" cũng được hình thành. Những công trình phúc lợi xã hội, những khu đô thị mới văn minh, hiện đại mọc lên ngày càng nhiều.

Qua trên cho thấy, thu nhập bình quân đầu người ở Đà Nẵng sẽ càng tăng lên nữa trong những năm tới. Khi đó, nhu cầu về sản phẩm sẽ tăng

 Hội nhập quốc tế

Chính thức tham gia vào quá trình hội nhập sâu rộng, toàn diện và nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới và khu vực với tư cách là thành viên WTO từ năm 2007, Việt Nam có vị thế phát triển bình đẳng với các nước trong khu vực và thế giới và điều kiện tiếp cận nhiều thuận lợi cũng như thách thức do quá trình hội nhập và toàn cầu hóa mang lại. Là một trong ba thành phố lớn của Việt Nam, Đà Nẵng đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ quá trình hội nhập kinh tế sâu và toàn diện của nền kinh tế nước nhà.

Có thể thấy quá trình hội nhập đã mang lại cho nền kinh tế Đà Nẵng sự tăng trưởng trong giai đoạn Việt Nam mới gia nhập WTO, tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực từ quá trình hội nhập, kinh tế thành phố cũng gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Quá trình hội nhập sâu và rộng mang đến cho Đà Nẵng nhiều cơ hội để phát triển kinh tế nhưng bên cạnh đó, thách thức là không hề nhỏ bởi Đà Nẵng phải tham gia vào một sân chơi lớn hơn với các đối thủ mạnh hơn và dễ dàng bị đánh bại nếu không có năng lực kinh tế ổn định và bền vững.

Các hiệp định thương mại tự do đưa nhiều dòng thuế nhập khẩu bị cắt giảm về 0% sẽ cho phép doanh nghiệp lựa chọn được nguyên liệu đầu vào với giá rẻ do

đó giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. chính quyền thành phố Đà Nẵng luôn nỗ lực trong việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho tiếp cận hỗ trợ tài chính tín dụng, chủ động tích cực tổ chức gặp gỡ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp

Bên cạnh những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại, Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức. Trước tiên, mức thuế nhập khẩu về 0% là một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp bởi sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu từ các nước có Hiệp định Tự do thương mại với Việt Nam

- Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, sự trong sạch của môi trường nước và không khí…

Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, mặt khác cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản, du lịch, vận tải, chế biến thực phẩm…

Trong thập niên gần đây, nhân loại đang phải đối mặt với sự ô nhiễm của môi trường ngày càng tăng, sự cạn kiệt và khan hiếm các nguồn tài nguyên và năng lượng, sự mất cân bằng về môi trường sinh thái…

Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của quốc gia về đường bộ, đường sắt, đường hàng không; cách thành phố Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. Đà Nẵng có vị trí thuận lợi về các tuyến đường biển, đường hàng không quốc tế.

Đà Nẵng - Thành phố động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của Vùng, từng bước phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà

Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Đà Nẵng - Cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là tuyến đường bộ dài 1.481 km nối hai bờ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đi qua 13 tỉnh/thành phố của 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cửa khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua Thái Lan, Lào và điểm đến cuối cùng là cảng Tiên Sa - Đà Nẵng của Việt Nam.

Doanh nghiệp cũng nhờ vào đó mà phát triển một cách thuận lợi. - Yếu tố công nghệ

Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao thương quốc tế về phương diện thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện tại, tình trạng công nghệ còn hết sức lạc hậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, năng suất thấp dẫn tới giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của nước ta hiện nay mới chiếm khoảng 20%, trong khi của Phi-li-pin là 29%; Thái Lan 31%; Ma-lai-xi-a 51%, Xin- ga-po 73%. Với trình trạng như vậy khi hội nhập kinh tế, nếu không chuẩn bị đổi mới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường. Một đặc điểm hết sức quan trọng cần phải đề cập tới ở Việt Nam hiện nay là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới. Đặc biệt, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới.

- Chính trị - pháp luật

Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28,

Châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có Công ty Hải Hà. Đồng thời cũng mang lại cho công ty Hải Hà những thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.

Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Như vậy, việc nắm bắt những quan điểm, những quy định, ưu tiên, những chương trình chi tiêu của chính phủ cũng như thiết lập mối quan hệ tốt với chính phủ sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ do môi trường này gây ra.

- Văn hóa xã hội

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới.Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Trong những sinh hoạt tôn giáo thì thường có chuẩn bị thức ăn và bánh kẹo là một phần không thể thiếu. Sự đa dạng về tôn giáo và thờ cúng theo tin ngưỡng cũng tạo điều kiện tốt cho ngành sản xuất bánh kẹo phát triển.

Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với với sống ngày càng cải thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân quan tâm nhiều hơn đến những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản phẩm bánh longpie trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w