Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối xe ô tô mazda tại công ty cổ phần ô tô trường hải – chi nhánh đà nẵng’’ (Trang 46 - 47)

2.3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô

2.3.1.1. Môi trường kinh tế

Năm 2016 nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi khả quan sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, trồi sụt, tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm đạt 6,2%. Với mức tăng khoảng 5,93%, trong đó quý III tăng 6,4%, thấp hơn so với mức 6,87% của cùng kỳ năm 2015 nhưng cao hơn so với quý II và quý I/2016. Trong đó mức tăng trưởng chung của năm nay, khu vực công nghiệp - xây dựng (tăng 7,57%) và dịch vụ (6,89%). Ngành nông nghiệp chỉ góp 1,36% vào mức tăng chung do tình hình thiên tai, bão lũ, hạn hán... diễn biến phức tạp. Trong đó, đáng chú ý là ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo là 11,2%, xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ là 9,1% (cùng kỳ là 10,1% và 9). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP. Bên cạnh đó, cũng từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2017 thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam sẽ giảm xuống mức 30%.Với tình hình như vậy làm tăng lên nhu cầu về số lượng xe lớn. Thế nhưng một điều đáng lo ngại là có thơng tin xe nhập khẩu sẽ không tràn vào Việt Nam, bởi bị kiểm sốt chặt chẽ trong thời gian tới, vì vậy giá khó giảm.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, khó có thể ngăn cản xe nhập khẩu chính hãng của các doanh nghiệp như Toyota, Honda, Ford,… từ Thái Lan, Indonesia. Bởi một số mẫu xe lắp ráp trong nước, có sản lượng lớn như Toyota Fortuner, Honda Civic từ 1/1/2017 cũng chuyển sang nhập khẩu.

Do vậy, cuối năm 2016 đầu năm 2017 sẽ có nhiều mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia về Việt Nam hơn. Khi thuế suất giảm thì giá sẽ giảm và cạnh tranh với xe trong nước. Chỉ cần có giá bán ngang bằng xe lắp ráp trong nước, thì xe nhập khẩu đã chiếm lợi thế, xe trong nước khó duy trì giá bán cao.

Về phía Chính phủ, việc kiên trì với mục tiêu tồn cầu hóa qua q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại được coi là những bước đi đúng hướng. Cùng với đó, Việt Nam cũng trở thành thành viên của WTO và AEC hứa hẹn tạo ra sự cạnh tranh và thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa phát triển.

Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam cũng đang gặp nhiều thách thức.Chính sách giảm giá tiền tệ mặc dù có những tác động tích cực đến cán cân thương mại, tuy nhiên, đối với ngành ô tô vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn linh kiện nhập khẩu sẽ tạo ra bất lợi về chi phí đầu vào.

Mặc dù lạm phát đã được kiếm chế, tuy nhiên tốc độ phục hồi của nền kinh tế vẫn cịn chậm. Tăng trưởng tín dụng nhìn chung ở mức thấp.

Cơng ty Ơ tơ Trường Hải cho hay, Tổng mức đầu tư cho công nghiệp ô tô của Trường Hải tại Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải kể từ năm 2002 đến tháng 10/2016 là khoảng 32.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2018, Trường Hải có kế hoạch đầu tư mới 30.470 tỷ đồng cho xây mới và mở rộng các nhà máy ô tô, sản xuất phụ kiện, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển... Mục tiêu là tới năm 2016 - 2018, Trường Hải sẽ có 8 nhà máy lắp ráp, 19 nhà máy công nghiệp phụ trợ, 5 doanh nghiệp logistics và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, hậu cần. Cùng với hoạt động đầu tư chiều sâu này, số lao động trong chuỗi giá trị của Trường Hải sẽ tăng từ 60.000 người hiện nay sẽ tăng lên 150.000 người sau năm 2018. Số doanh nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện cũng sẽ được mở rộng mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh của dòng xe lắp ráp trong nước trước dịng xe nhập khẩu. Với tình hình kinh tế biến động khó có thể đốn trước như hiện nay thì Trường Hải phải có những chiến lược kinh doanh để có thể giữ vững và phát triển được thị trường tiêu thụ của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối xe ô tô mazda tại công ty cổ phần ô tô trường hải – chi nhánh đà nẵng’’ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w