Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Gopatel qua 3 năm 2014 – 2016

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC vụ của bộ PHẬN lễ tân tại KHÁCH sạn GOPATEL (Trang 53 - 57)

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn

ĐVT: Triệu đồng

SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) +/- % +/- % Doanh thu Lưu trú 17.042 86,72 18.207 90,2 19.112 90,32 1.165 106,84 905 104,97 Ăn uống 1.807 9,2 1.005 4,98 1.220 5,77 -802 55,62 215 121,39 Bổ sung 802 4,08 972 4,82 828 3,91 170 121,2 -144 85,19 Tổng doanh thu 19.651 100 20.184 100 21.160 100 533 102,71 976 104,84 Chi phí Lưu trú 9.373 86,72 9.914 89,31 10.511 90,32 541 105,77 597 106,02 Ăn uống 993 9,19 653 5,88 671 5,77 -340 65,76 18 102,76 Bổ sung 442 4,09 534 4,81 455 3,91 92 120,81 -79 85,21 Tổng chi phí 10.808 100 11.101 100 11.637 100 293 102,71 537 104,84 Lợi nhuận Lưu trú 7.669 86,72 8.293 91,3 8.601 90,32 624 108,14 308 103,71 Ăn uống 814 9,21 352 3,88 549 5,76 -462 43,24 197 155,97 Bổ sung 360 4,07 438 4,82 373 3,92 78 121,67 -65 85,16 Tổng lợi nhuận 8.843 100 9083 100 9.523 100 240 102,71 439 104,83

( Nguồn : phòng hành chính nhân sự khách sạn Gopatel )

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2014-2016, ta thấy: - Về doanh thu:

Doanh thu của khách sạn Gopatel đều tăng qua các năm. Năm 2015 doanh thu tăng 2,71% so với năm 2014 tương ứng tăng 533 triệu đồng. Đến năm 2016 doanh thu tăng lên 4,84% so với năm 2015 tương ứng tăng 976 triệu đồng. Qua đó cho ta thấy khả năng kinh doanh khách sạn rất tốt.

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú: đây là sản phẩm dịch vụ kinh doanh chính của khách sạn nên chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của khách sạn. Doanh thu của bộ phận lưu trú đều tăng qua các năm. Năm 2015, doanh thu lưu trú tăng với tốc độ tương đối 6,84% so với năm 2014 tương ứng tăng 1.165 triệu đồng. Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 4,97% so với năm 2015 tương ứng tăng 905 triệu đồng. Nguyên nhân là năm 2016 tại Đà Nẵng tổ chức nhiều lễ hội lớn như: cuộc đua thuyền buồm quốc tế tại Cảng Đà Nẵng, lễ hội Quán Thế Âm, liên hoan nghệ thuật quần chúng, khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng, hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển M.I.C.E Đà Nẵng, cuộc thi Marathon quốc tế…

Doanh thu từ dịch vụ ăn uống: dịch vụ ăn uống có tốc độ chậm hơn so với dịch vụ lưu trú trong khách sạn. Năm 2015 tốc độ phát triển doanh thu giảm 44,38% so với năm 2014 tương ứng giảm 802 triệu đồng. Năm 2016 tốc độ phát triển doanh thu tăng 21,39% so với năm 2015 tương ứng tăng 215 triệu đồng.

Doanh thu từ dịch vụ bổ sung: doanh thu của dịch vụ bổ sung khá thấp so với dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng 21,2% so với năm 2014 tương ứng tăng 170 triệu đồng. Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm 14,81% so với năm 2015 tương ứng giảm 144 triệu đồng. Qua đó cho ta thấy, khách sạn cần chú ý và đầu tư hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện dịch vụ bổ sung nhằm tăng doanh thu cho khách sạn.

Doanh thu của các bộ phận tương đối tốt, nhưng bên cạnh đó thì doanh thu dịch vụ bổ sung cần phải cải thiện.

- Về chi phí:

Tổng chi phí của khách sạn đều tăng qua các năm. Năm 2015, tổng chi phí tăng 2,71% so với năm 2014 tương ứng tăng 293 triệu đồng. Đến năm 2016, tổng chi phí tăng 4,84% so với năm 2015 tương ứng tăng 537 triệu đồng. Điều này cho ta thấy rằng doanh thu tăng thì tình

hình chi phí của khách sạn cũng phải tăng đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng phục vụ được tốt hơn.

Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa trên thị trường ngày càng tăng làm cho chi phí của khách sạn cũng tăng theo vì khách sạn phải mua các hàng hóa để cung ứng cho khách hàng.

Trong đó:

Chi phí từ dịch vụ lưu trú: năm 2015, tốc độ tăng trưởng tăng 5,77% so với năm 2014 tương ứng tăng 541 triệu đồng. Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng tăng 6,02% so với năm 2015 tương ứng tăng 597 triệu đồng.

Chi phí từ dịch vụ ăn uống: năm 2015, tốc độ tăng trưởng giảm 34,24% so với năm 2014 tương ứng giảm 340 triệu đồng. Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng tăng 2,76% so với năm 2015 tương ứng tăng 18 triệu đồng.

Chi phí từ dịch vụ bổ sung: năm 2015, tốc độ tăng trưởng tăng 20,81% so với năm 2014 tương ứng tăng 92 triệu đồng. Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng giảm 14,79% so với năm 2015 tương ứng giảm 79 triệu đồng.

Qua đây, ta thấy khách sạn cần đầu tư chi phí hơn nữa cho các dịch vụ trong khách sạn nhằm đảm bảo cho khách sạn hoạt động hiệu quả và nâng cao cơ sở vật chất hơn để phục vụ khách tốt hơn.

- Về lợi nhuận:

Tình hình lợi nhuận tăng cao. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận tăng 2,71% so với năm 2014 tương ứng tăng 240 triệu đồng. Năm 2016 lợi nhuận tăng 4,83% so với năm 2015 tương ứng tăng 439 triệu đồng.

Lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú: năm 2015, tốc độ tăng trưởng tăng 8,14% so với năm 2014 tương ứng tăng 624 triệu đồng. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng tăng 3,71% tương ứng tăng 308 triệu đồng.

Lợi nhuận từ dịch vụ ăn uống: năm 2015, tốc độ tăng trưởng giảm 56,76% so với năm 2014 tương ứng giảm 462 triệu đồng. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng tăng 55,97% tương ứng tăng 197 triệu đồng.

Lợi nhuận từ dịch vụ bổ sung: năm 2015, tốc độ tăng trưởng tăng 21,67% so với năm 2014 tương ứng tăng 78 triệu đồng. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng giảm 14,84% tương ứng giảm 65 triệu đồng.

Kết luận: Qua phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn Gopatel trong 3 năm 2014-2016 ta thấy rằng doanh thu khách sạn tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận của khách sạn cũng tăng lên. Bên cạnh đó, khách sạn cần chú ý đầu tư hơn về cơ sở vật chất, sang sửa lại các thiết bị ở các bộ phận nhằm giúp khách sạn phục vụ cho khách được tốt hơn.

2.2. Giới thiệu bộ phận lễ tân của khách sạn Gopatel

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC vụ của bộ PHẬN lễ tân tại KHÁCH sạn GOPATEL (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w