Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bắc cường (Trang 74 - 78)

Năm 2015 chứng kiến những dấu ấn, chuyển biến tích cực của ngành Du lịch. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, ngành Du lịch đã đạt được những kết quả đáng chú ý, ngăn chặn sự suy giảm khách du lịch quốc tế trong 6 tháng đầu năm, phục hồi đà tăng trưởng, đón hơn 7,94 triệu lượt khách quốc tế (tăng 0,9% so với năm 2014), phục vụ 57 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 337.830 tỷ đồng.

Vượt khó thành công đến từ sự cộng hưởng những nỗ lực của toàn ngành với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ dành cho ngành Du lịch thông qua những chính sách quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch: Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 01/6/2015 về việc miễn thị thực cho công dân Cộng hòa Belarus; Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 18/6/2015 về việc miễn thị thực đối với công dân các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và I-ta-li-a; Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/7/2015 về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Cùng với đó, ngành Du lịch đã chủ động triển khai các hoạt động một cách nhanh chóng và quyết liệt với sự tham gia, phối hợp của các Bộ, ban, ngành liên quan giúp cho ngành Du lịch vượt qua được khó khăn.Năm 2015 cũng là năm bùng nổ của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cao cấp, tạo nền tảng cho việc đón khách du lịch nghỉ dưỡng có chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Đến năm 2015, cả nước có 18.850 cơ sở lưu trú với 360.000 buồng, trong đó có 94 khách sạn 5 sao với 24.966 buồng, 220 khách sạn 4 sao với 28.355 buồng, 442 khách sạn 3 sao với 30.830 buồng. Đặc biệt, nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn của các nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực du lịch như VinGroup, SunGroup, FLC, Tuần Châu, Mường Thanh… được đưa vào hoạt động góp phần hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và cao cấp tại nhiều địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…, tạo động lực cho phát triển du lịch của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam.

Đặc biệt, nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng của Việt Nam được vinh danh trong các bảng xếp hạng khách sạn, khu nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á…Ngoài ra, các điểm du lịch biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ, miền Trung, Nam Trung Bộ, Phú Quốc, Côn Đảo cũng có nhiều đổi mới về quản lý và cung cấp dịch vụ, tạo sức hấp dẫn mới đối với khách du lịch cả trong nước và quốc tế.

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch được tăng cường mạnh mẽ và đổi mới cả về nội dung và hình thức. Cùng với các phương thức truyền thống như tham gia hội chợ, đón các đoàn famtrip/presstrip, tổ chức phát động thị trường tại nước ngoài, ngành Du lịch đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng e-marketing trong xúc tiến quảng bá. Hợp tác công – tư trong xúc tiến quảng bá du lịch được thúc đẩy và phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó công tác liên kết phát triển sản phẩm du lịch cũng được chú trọng, hình thành các nhóm sản phẩm du lịch chuyên đề như du lịch golf, du lịch mạo hiểm, du lịch đường sông, du lịch tàu biển, du lịch MICE… và liên kết vùng ngày càng được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả.

Với những kết quả đạt được, du lịch Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục trong quản lý điểm đến du lịch theo hướng bền vững; nguồn lực, quy mô và tính chuyên nghiệp trong hoạt động quảng bá xúc tiến; chất lượng nguồn nhân lực du lịch; sự bài bản, chuyên nghiệp trong công tác thống kê, dự báo.

Theo cơ quan thẩm tra thì để đạt được mục tiêu đề ra, ngành du lịch đang gặp phải nhiều khó khăn.

Như kết cấu hạ tầng lạc hậu, thiếu đồng bộ dẫn tới khả năng tiếp cận các điểm du lịch còn bị hạn chế, đặc biệt là vùng cao vùng sâu. Sản phẩm du lịch chưa đặc sắc, nhìn chung còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp, ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, đặc sắc, đồng bộ và liên kết.

Ngoài ra, nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho du lịch còn thiếu, hoạt động khai thác du lịch còn mang tính mùa vụ, chất lượng dịch vụ trong mùa du lịch cao điểm chưa được đảm bảo.

Bên cạnh đó, ngân sách để quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, đặc biệt là so với các nước trong khu vực; kinh phí chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều từ nguồn lực xã hội. Hoạt động quảng bá còn chưa bài bản, mới dừng lại ở quảng bá hình ảnh, chưa tạo dựng được những sản phẩm đặc thù và thương hiệu du lịch. Ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ cho ngành du lịch còn hạn hẹp, hàm lượng khoa học của nhiều đề tài chưa cao, cơ quan thẩm tra nhìn nhận.

Những kết quả đạt được trong năm 2015 là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam trong năm 2016 và giai đoạn tiếp theo. Năm 2016, du lịch Việt Nam phấn đấu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa (trong đó khách lưu trú đạt 31 triệu lượt), tổng thu từ khách du lịch đạt 370.000 tỷ đồng.

Năm 2016, ngành Du lịch sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm:

1)Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước, trong đó tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét và tiếp tục triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP và Chỉ thị số 14/CT-TTg…

2)Chủ động hội nhập quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã được hình thành

3)Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng và cơ sở dịch vụ du lịch

4) Xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc tổ chức và tham gia các hoạt động, sự kiện lớn trong nước và quốc tế

5)Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch 6)Nâng cao tính chuyên nghiệp.

Với tốc độ tăng trưởng khách quốc tế là 7,2%/năm, nội địa là 5,3%/năm, nếu tình hình kinh tế-chính trị thế giới thuận lợi, đến năm 2016-2017, ngành du lịch Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đề ra cho năm 2020, về đích trước từ 4 đến 3 năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bắc cường (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w