Những loại bảo lãnh này được sử dụng để bảo đảm thanh toán những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp vi phạm. Bên nhận bảo lãnh thường là các cơ quan công quyền như: hải quan, tòa án, cơ quan thuế.
Có rất nhiều loại bảo lãnh tài chính khác nhau như: bảo lãnh về thuế hải quan, thuế môn bài, thuế thu nhập trong thời gian khiếu nại, thuế giá trị gia tăng đầu vào trong lúc chưa tiêu thụ được hàng, các loại tiền ký quỹ cho tòa án để được toại ngoại.
Ngoài ra còn có một số loại khác như: bảo lãnh vận đơn, bảo lãnh bảo hành sản phẩm, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Mục đích của bảo lãnh tài chính là giúp cho khách hàng được miễn phải chi trả ngay, giúp khách hàng thoát khỏi những khó khăn nhất thời về ngân quỹ.
1.2 Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng
1.2.1 Khái niệm rủi ro bảo lãnh ngân hàng
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Rủi ro có thể hiểu theo
nhà kinh tế học Allan Willet là “Rủi ro là những bắt trắc cụ thể liên quan đến việc xuất
hiện một số biến cố không mong đợi ”. Tuy nhiên cũng có định nghĩa là “rủi ro là những
cố xảy ra làm cho thu nhập thực tế thấp hơn thu nhập dự kiến của ngân hàng, hay biến cố
làm giảm tài sản của ngân hàng.
Cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Có thể đưa ra khái niệm về rủi ro trong bảo lãnh ngân
hàng như sau: Rủi ro bảo lãnh là những bất trắc ngoài ý muốn có thể xảy ra trong giao dịch bảo lãnh gây thiệt hại cho các bên liên quan như: ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo
lãnh, bên nhận bảo lãnh.. .Những thiệt hại này gây ra những mất mát, tổn thất về tài sản,
thu nhập hay thậm chí là cả uy tín của các bên liên quan.
1.2.2 Các loại rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng
1.2.2.1 Rủi ro đối với ngân hàng bảo lãnh
Rủi ro bảo lãnh của ngân hàng xuất hiện từ khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh
gửi cho bên nhận cho đến khi hết thời hạn bảo lãnh, chứ không phải chỉ khi ngân hàng phải chi tiền bồi thường cho bên nhận mới thực sự xuất hiện rủi ro. Các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải là: