Tăng cường giám sát khách hàng và xây dựng mạng lưới thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 84 - 85)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.6 Tăng cường giám sát khách hàng và xây dựng mạng lưới thông tin

gắn kết ngân

hàng với khách hàng

> Giám sát khách hàng

• Ngoài hoạt động kiểm soát nội bộ thì kiểm tra, giám sát khách hàng thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với người hưởng lợi là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy, sau khi chấp nhận bảo lãnh, cán bộ ngân hàng cần xuống kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm đôn đốc việc thực thi các nghĩa vụ mà khách hàng đã cam kết, đảm bảo rằng việc sử dụng vốn của khách hàng là đúng mục đích. Trường hợp phát hiện ra khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng phải có biện pháp xử lý kịp thời, thu hồi lại nợ để trả cho bên cho vay, đồng thời có biện pháp xử lý thích đáng đối với doanh nghiệp.

• Trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng cách sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn phát sinh. Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng trở nên mật thiết và quá trình hoạt động bảo lãnh diễn ra thuận lợi hơn.

> Xây dựng mạng lưới thông tin khách hàng

Ngân hàng cần có mạng lưới thông tin khách hàng đầy đủ và thường xuyên được cập nhật nhanh chóng, chính xác để giúp cho việc ra quyết định bảo lãnh của ngân hàng tránh được rủi ro. Để xây dựng được mạng lưới này ngân hàng cần:

• Xây dựng hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ để thông tin được thông suốt và đầy đủ từ cấp chi nhánh tới hội sở, không phiến diện, một chiều. Đồng thời trang bị cho cán bộ thẩm định những phương pháp tiếp cận, khai thác thông tin từ phần mềm tiện ích có khả năng tích hợp thông tin từ các phòng ban, đảm bảo vừa cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, vừa tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức cho cán bộ thẩm định.

• Bên cạnh nguồn thông tin nội bộ cần chú trọng khai thác các nguồn thông tin từ bên thứ ba như: trung tâm CIC, ngân hàng nhà nước, cơ quan Thuế (thông tin về tình hình nộp thuế của khách hàng: trốn thuế, chậm nộp thuế hay thực hiện

hàng từng là bạn hàng với khách hàng yêu cầu bảo lãnh: nhà cung cấp, đơn vị phân phối...), thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, trung tâm phòng ngừa rủi ro, các chuyên gia hay thậm chí là từ người lao động làm việc trong doanh nghiệp ấy để đưa ra những đánh giá chính xác hơn về khách hàng, phòng ngừa tình trạng thông tin bất cân xứng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 84 - 85)