HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.3.3 Kiến nghị đối với khách hàng
• Tìm hiểu kỹ đối tác
Đối tác của khách hàng chính là đối tượng nhận bảo lãnh, người nhận bảo lãnh do ngân hàng phát hành ra, vì vậy nếu đối tác này có ý đồ lừa đảo, hay làm ăn không nghiêm
chỉnh thì không những ảnh hưởng tới bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới ngân
hàng. Bởi vậy, để tránh rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, tìm hiểu đối tác là một yếu tố rất
quan trọng. Trước khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường và
đối tác về lịch sử kinh doanh, uy tín trên thị trường cũng như khả năng thực hiện hợp đồng, nghiên cứu về pháp luật nước đối tác có nghiêm cấm kinh doanh lĩnh vực ký hợp đồng hay không. Những thông tin này có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thông qua
ngân hàng đại lý cung cấp thông tin về đối tác, hay trực tiếp lấy qua trang web của doanh
nghiệp đối tác, trang chủ của chính phủ nước bạn hay sử dụng nguồn thông tin từ bảng xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor's, Moody’s và Fitch - ba cơ quan xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới. Ngoài ra khách hàng cũng có thể yêu cầu đại sứ quán Việt Nam ở nước đó cung cấp thêm thông tin về bạn hàng của mình.
tuyển chọn người, doanh nghiệp cần thực hiện có kế hoạch chú ý lựa chọn những ứng viên có trình độ, kết hợp đào tạo chuyên sâu về sau. Mở các hội thảo hoặc tạo điều kiện cho các cán bộ này tham gia hội nghị chuyên đề để cập nhật luật, văn bản quy định mới cũng như những biến động của thị trường liên quan tới ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh.
• Tạo dựng và giữ vững chữ tín trong kinh doanh
Chữ tín chính là lòng tin giữa hai chủ thể - người này với người khác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác rộng hơn là giữa một người với nhiều người, một doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp... Tính cạnh tranh của một doanh nghiệp tùy thuộc vào chữ tín mà doanh nghiệp gây dựng được với khách hàng của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó khách hàng cần ý thức được chữ tín là một trong những nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trong mối quan hệ với ngân hàng và đối tác, khách hàng cần tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết. Muốn làm được điều này mà không gây tổn thất cho bản thân doanh nghiệp mình cũng như ngân hàng phục vụ, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt cho những diễn biến thị trường có thể xảy ra. Ví dụ như, khi ký kết hợp đồng mọi thứ hàng hóa đều được niêm yết theo giá thị trường tùy thời điểm mà hai bên lựa chọn, nhưng giá cả thì biến động. Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin từ giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu, cho đến đơn giá nhân công và các loại chi phí... mà không chỉ ở trong nước. Từ đây mới xây dựng được cơ cấu giá thành sản phẩm và đưa ra được đơn giá ký kết (giá bán) trong hợp đồng. Để đảm bảo số lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng thì bộ phận kế hoạch phải nắm vững năng lực sản xuất của doanh nghiệp (nhân công và tay nghề, trang thiết bị, nhà xưởng...) cùng các điều kiện khách quan (điện, nước, nhiên liệu, nguồn cung cấp... ). Từ đây sẽ lên được tiến độ thực hiện. Nếu giao hàng đúng tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp đã xây dựng được những chữ Tín đầu tiên với khách hàng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận đã đã đưa ra ở chương 1 và thực tế rủi ro bảo lãnh tại ngân hàng đã đề cập tới ở chương 2, chương 3 đã đưa ra định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Vietinbank, cùng với đó là các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế gây ra rủi ro cho hoạt động bảo lãnh. Đồng thời, khóa luận cũng đề xuất một số kiến nghị tới chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank và các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các giải pháp để nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ hữu hiệu mà các ngân hàng thương mại sử dụng để trợ giúp cho các giao dịch kinh tế với mục đính làm lành mạnh hóa các mối quan hệ này, nhằm tạo điều kiện cho các bên đều được lợi ích phù hợp. Tại NHCT đây là một loại hình dịch vụ vừa đem lại thu nhập cho ngân hàng nhưng cũng được xem là một loại hình tín dụng đặc biệt của ngân hàng. Do đó loại hình này cũng chứa đựng những rủi ro như khi ngân hàng cấp tín dụng trực tiếp cho khách hàng. Vì vậy đòi hỏi NHCT phải có sự quan tâm hạn chế rủi ro khi phát triển hoạt động bảo lãnh.
Trên cơ sở phân tích chỉ ra những rủi ro và nguyên nhân gây rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng cùng với hướng tới các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, khóa luận đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại NHTM, trong đó khóa luận đã trình bày có chọn lọc cơ sở lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng bao gồm khái niệm, chủ thể tham gia, chức năng, vai trò và phân loại bảo lãnh. Đồng thời chỉ ra các rủi ro thường gặp trong bảo lãnh ngân hàng, nguyên nhân, hậu quả của rủi ro bảo lãnh. Ngoài ra, khóa luận cũng đưa ra các bài học kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh từ một số ngân hàng trong và ngoài nước.
Thứ hai, phản ánh thực trạng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2013, qua đó đã chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những rủi ro ngân hàng mà gặp phải và phân tích rõ nguyên nhân gây ra rủi ro bảo lãnh cho ngân hàng.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tình hình rủi ro thực tế tại ngân hàng, khóa luận đã đưa ra những giải pháp cụ thể và đề xuất các kiến nghị tới chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, bản thân ngân hàng cũng như các doanh nghiệp nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, do năng lực và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô và các bạn góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn.