Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 57 - 59)

Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh trên tổng thu nhập dịch vụ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn/ Tổng số dư bảo

lãnh

0,01% 0,13% 0,08%

Biểu 2.5: Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Dan chiếu bảng 2.5)

Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh chủ yếu là thu từ phí phát hành thư bảo lãnh. Vì vậy diễn biến của thu nhập này cũng tương đồng với diễn biến của doanh số bảo lãnh của từng năm. Năm 2012, doanh số bảo lãnh giảm kéo theo phí thu bảo lãnh cũng giảm 22.979 triệu đồng (tương ứng giảm 6,5 %) so với năm 2011, nhưng đây là khó khăn chung của toàn bộ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nên tỷ trọng thu nhập phí bảo lãnh trên tổng thu nhập dịch vụ giảm không đáng kể từ 18,4% xuống 17,9%. Năm 2013, doanh số bảo lãnh tăng 15% so với năm 2012 làm cho thu nhập từ phát hành bảo lãnh cũng tăng thêm 50.816 triệu đồng so với năm 2012, tỷ trọng thu nhập bảo lãnh trong tổng thu nhập dịch vụ chiếm 18,2% tăng hơn so với năm 2012, nhưng vẫn thấp hơn năm 2011. Doanh số bảo lãnh tăng cao nhưng phí bảo lãnh thu được vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu dịch vụ là vì số lượng bảo lãnh ngắn hạn ngân hàng phát hành ra khá nhiều. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải tuy nhiên lại làm giảm thu nhâp của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh là một mảnh đất lớn cần phát triển để tăng cạnh tranh, hơn nữa ngân hàng cũng đã đầu tư nhiều vào nghiệp vụ này, vì vậy cần có những định hướng tốt hơn nữa để phát triển xứng tầm với tiềm năng của nó.

2.2.2 Thực trạng rủi ro bảo lãnh tại Vietinbank

2.2.2.1 Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w