Cơ cấu bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 55 - 57)

• Phân loại theo mục đích bảo lãnh

Bảng 2.5: Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích

Đơn vị: Doanh số: triệu đồng Tỷ trọng: %

tiê u Doanh số Tỷ trọn g Doanh số Chênh lệch Tỷ trọn g Doanh số Chênh lệch Tỷ trọng B/L trong nước 14.347.22 1 81% 14.244.77 0 -102.451 86% 16.047.74 2 1.802.972 84% B/L quốc tế 3.365.398 19% 2.318.917 -1.046.481 14% 3.056.712 737.795 16%

(Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2010, 2011, 2012, 2013 Vietinbank)

Qua bảng số liệu 2.5 ta có thể thấy các loại bảo lãnh trong ngân hàng có sự thay đổi trong cơ cấu. Tuy bảng số liệu chưa phân biệt được riêng từng loại bảo lãnh, nhưng ta cũng có thể rút ra được những nhận xét sau:

• Bảo lãnh vay vốn: Nếu như năm 2010 bảo lãnh vay vốn chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ 0,34% trong tổng doanh số bảo lãnh tại ngân hàng. Thì năm 2011 đã tăng lên là 0,78%, tiếp tục tăng lên 1,2% năm 2012 và đặc biệt là năm 2013 đã tăng trưởng vượt bậc lên 7,4% và tăng 1.225.393 triệu đồng so với năm 2012. Bảo lãnh vay vốn là bảo lãnh ngân hàng phát hành cam kết trả nợ thay cho khách hàng

43

trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn. Đây là loại bảo lãnh có rủi ro tín dụng cao. Việc doanh số bảo lãnh này không những liên tục tăng mà còn tăng vượt bậc trong tỷ trọng cơ cấu các loại bảo lãnh,

cho thấy Vietinbank đã mạnh dạn, đầu tư hơn trong phát hành những loại bảo lãnh

nhiều rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, bởi mức phí phát hành của bảo lãnh này cũng cao hơn các loại bảo lãnh khác. Để làm được điều này, ngân hàng đã có

sự thay đổi từ đội ngũ nhân viên tới công nghệ trong thẩm định, quản lý bảo lãnh.

• Các loại bảo lãnh khác: các loại bảo lãnh khác ở đây là bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán... Tuy rằng tỷ trọng có giảm nhưng doanh số vẫn tăng: năm 2011 tăng 292.488 triệu đồng so với năm 2010, năm 2013 tăng 2.540.767 triệu đồng so với năm 2012, riêng năm 2012 giảm 1.148.932 triệu đồng so với năm 2011. Vậy là ngoại trừ năm 2012 do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thì doanhBảng 2.6: Cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi

Thu nhập Tăng giảm Thu nhập Tăng giảm Số tiền % Số tiền % Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh 354.252 331.273 -22.979 -6,5 382.089 50.816 1 5 Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.923.360 1.855.35 8 -68.002 -3,5 2.096.679 241.321 1 3 Tỷ trọng thu nhập bảo lãnh/ thu nhập dịch vụ 18,4% 17,9% 18,2%

(Nguồn: Phòng tổng hợp số liệu-sở giao dịch Vietinbank)

Nhìn vảo bảng phân bổ doanh số bảo lãnh theo phạm vi ta thấy doanh số bảo lãnh quốc tế năm 2012 giảm 1.046.481 triệu đồng so với năm 2011, tỷ trọng trong tổng doanh

44

số bảo lãnh cũng giảm từ 19% xuống còn 14%. Lý giải cho điều này là vì năm 2012 một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm, hoạt động xuất nhập khẩu theo đó mà gặp khó khăn nên nhu cầu bảo lãnh quốc tế cũng giảm. Sang năm 2013, tuy tỷ trọng bảo lãnh quốc tế đã tăng lên chiếm 16% trong tổng doanh số bảo lãnh, nhưng doanh số chỉ tăng hơn năm 2012: 737.795 triệu đồng và vẫn giảm 308.686 triệu đồng so với năm 2011. Cho thấy tuy nền kinh tế trong nước và quốc tế đã có khởi sắc nhưng tốc độ phục hồi vẫn còn chậm chạp, Vietinbank dù đã chú trọng vào bảo lãnh quốc tế nhưng vẫn chưa thế có được con số vượt bậc.

Một vấn đề nữa là ta thấy doanh số bảo lãnh trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 80%) trong tổng tỷ trọng bảo lãnh, còn doanh số cũng như tỷ trọng của bảo lãnh quốc tế còn khá khiêm tốn. Đó là vì khách hàng thường xuyên xin bảo lãnh quốc tế tại Vietinbank là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu, nên giá trị của khoản bảo lãnh thường chỉ ở mức trung bình. Bên cạnh đó, cho đến nay các bảo lãnh do Vietinbank phát hành đều là các bảo lãnh ngắn hạn và chủ yếu là bằng đồng USD. Điều này cho thấy, ngân hàng chưa phát triển dịch vụ tương xứng với tiềm năng của mình, nhất là khi bảo lãnh của Vietinbank đã được hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận. Trong thời gian tới, ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc đẩy mạnh doanh số bảo lãnh quốc tế, vừa tăng cạnh tranh vừa tăng thương hiệu trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w