Ngânhàng chưa xây dựng được hệ thống thông tin về khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 70 - 73)

Hệ thống thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động bảo lãnh chưa được đầy đủ và tính chính xác chưa cao. Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu do khách hàng cung cấp còn bản thân NHCT không có phòng thông tin cho nghiệp vụ bảo lãnh nên nhiều khi gây khó khăn cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ vì khó có thể kiểm chứng được tính chính xác của các thông tin này. Hơn nữa, với tình trạng quá tải công việc như đã phân tích ở trên công tác thẩm định của ngân hàng mới chỉ tập trung và

cao đẳng, liên thông... Đội ngũ cán bộ nhân viên có tuổi đời khá trẻ (độ tuổi trung bình của cán bộ bảo lãnh tại Vietinbank là từ 25-30 tuổi) là một lợi thế về sự năng động, ham

học hỏi nhưng lại thiếu đi những kinh nghiệm thực tế trong thẩm định thông tin khách hàng cũng như trong xử lý các tình huống phát sinh. Ngoài ra, cán bộ chuyên trách về bảo

lãnh vẫn còn thiếu, hầu hết tại các chi nhánh là cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện cho vay

thông thường vừa kiêm luôn cả nghiệp vụ bảo lãnh. Một cán bộ phải kiêm nhiều dự án, nhiều nghiệp vụ đồng thời nên không thể lường hết sai sót. Đặc biệt, khi thực hiện nghiệp

vụ bảo lãnh quốc tế thì cán bộ chưa nắm rõ hết được các văn bản tập quán quốc tế, cách thức xử lý một số rủi ro thường phát sinh trong thương mại quốc tế. Điều này dễ gây ra những rủi ro đáng tiếc cho ngân hàng.

2.3.2.4 Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, các nguyên nhân dưới đây cũng góp phần

gây ra rủi ro bảo lãnh cho ngân hàng:

• Quá trình kiểm tra giám sát, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ sau khi cấp bảo lãnh vẫn chưa được cán bộ bảo lãnh của Vietinbank thực hiện tốt và phân bổ trách nhiệm chưa hợp lý.

• Hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn chưa hoạt động hiệu quả, các đợt tiến hành kiểm tra, rà soát hồ sơ bảo lãnh đã phát hành tại các chi nhánh chủ yếu vẫn do chính nhân viên lập, hoàn thiện hồ sơ thực hiện. Còn sự thanh tra từ cấp hội sở xuống các chi nhánh tuy thực hiện sát sao nhưng vẫn có chưa có điều kiện để thực hiện được thường xuyên (trung bình tại các chi nhánh là 6 tháng/lần). Điều này dẫn đến những thiếu sót trong hồ sơ không được phát hiện kịp thời và nguy cơ che dấu sai phạm do người lập và kiểm tra hồ sơ là cùng một cán bộ trong một phòng quản lý.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, khóa luận đã đi sâu vào tìm hiểu bản thân ngân hàng và thực trạng

rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Vietinbank. Qua đó, khóa luận rút ra được:

Thứ nhất, Vietinbank là một ngân hàng lớn, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung hay hoạt động bảo lãnh nói riêng đều cho thấy tiềm năng cũng như sự phát triển bền vững của ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, còn nhiều biến động.

Thứ hai, khóa luận đã tập trung tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Vietinbank, chỉ ra những rủi ro ngân hàng gặp phải hay cảnh báo những rủi ro có thể xảy

ra cho ngân hàng. Đồng thời, khóa luận cũng đưa ra những nguyên nhân khiến ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w