Tình hình hoạt động kinh doanh của ngânhàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 42 - 48)

VIỆT NAM VIETINBANK

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngânhàng

2.1.3.1Tình hình huy động vốn

Trong bối cảnh NHNN ban hành các quy định thắt chặt giảm lãi suất tiền gửi nhằm giảm tỷ lệ lạm phát cùng với khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên Vietinbank vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN. Điều đó được thể hiện qua biểu sau:

Biểu đồ 2.1: Doanh số huy động vốn tại Vietinbank

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của Vietinbank)

Sự ổn định trong nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 được thể hiện rõ ràng qua sự tăng đều đặn của nguồn vốn huy động. Số dư huy động (bao gồm vốn vay) cuối năm 2011 đạt 420.212 tỷ đồng đạt 103% so với chỉ tiêu của Đại hội đồng cổ đông giao. Sang năm 2012, số dư huy động đạt 460 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 9,3% và đạt 107% so với chỉ tiêu kế hoạch ĐHĐCĐ. Thị phần nguồn vốn của VietinBank chiếm khoảng 12% nguồn vốn toàn ngành VietinBank là ngân hàng dẫn đầu trong việc khai thác các nguồn vốn quốc tế. Tổ chức xuất bản tin tức tài chính - ngân hàng uy tín hàng đầu châu Á (FinanceAsia) đã bình chọn VietinBank là ngân hàng huy động vốn hiệu quả nhất Việt Nam xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có việc phát hành thành công 250 triệu USD Trái phiếu Quốc tế (Trái phiếu trơn, khôngcó bảo đảm) vào tháng 5/2012, thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư Quốc tế đối với triển vọng phát triển của

VietinBank. Năm 2013, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 là 511,7 ngàn tỷ, tăng trưởng hơn 11,2% so với năm 2012 và đạt 108% KH ĐHĐCĐ.

Về cơ cấu tiền huy động:

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Đơn vị: Doanh số: ngàn tỷ đồng Tỷ trọng: %

405.744 4

460.079 9

(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của Vietinbank)

Có thể thấy trong giai đoạn 2011-2013 số ngoại tệ ngân hàng huy động được ngày càng tăng điều này khẳng định vị thế không ngừng nâng cao của Vietinbank trên thị trường tài chính tiền tệ cả trong nước và quốc tế. Tỷ trọng huy động bằng VNĐ tuy có giảm nhưng doanh số vẫn tăng: năm 2012 tăng 25 ngàn tỷ đồng tương ứng tăng 7,2% so với năm 2011, năm 2013 tăng 31 ngàn tỷ đồng tương ứng tăng 8,3% so với năm 2012. Vậy sự giảm này chỉ là do huy động bằng ngoại tệ tăng mạnh hơn: năm 2012 tăng 20,8% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 23% so với năm 2012. Điều này là phù hợp với nền kinh tế trong và ngoài nước đang ổn định dần lên qua các năm 2011-2013 làm cho hoạt động giao thương giữa các nước diễn ra sôi nổi hơn. Khẳng định sức mạnh trong huy động vốn và uy tín của Vietinbank trong thời gian qua luôn được các khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn

Neu như huy động vốn là nghiệp vụ cốt lõi để tạo ra nguồn tiền kinh doanh cho ngân hàng thì sử dụng vốn là hoạt động tạo thu nhập chính cho ngân hàng. Vì vây bên cạnh huy động, ngân hàng luôn để tâm chú ý sao cho lượng tiền sử dụng trong cho vay, đầu tư được hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.

Tùy theo diễn biến của nền kinh tế và lượng tiền huy động được, dư nợ tín dụng của Vietinbank cũng có sự thay đổi và tăng đều qua các năm giai đoạn 2011-2013. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Quy mô và tăng trưởng dư nợ cho vay 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng; %

400.000 -300.000 - 300.000 - 200.000 - 100.000 - 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5%

(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2013, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2011 đạt 293.434 tỷ đồng. Được biết dư nợ này chủ yếu là được sử dụng hiệu quả và tập trung cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, có tiềm năng phát triển bền vững như các dự án điện, dầu khí, vệ tinh viễn thông, xi măng, thép, than và khoáng sản... Năm 2012 dư nợ tín dụng tăng 38,2 % đạt mốc 405.744 tỷ đồng. Dư nợ tăng mặc cho hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nói chung đang bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn của nền kinh tế (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012), cho thấy Vietinbank đã triển khai thành công nhiều gói giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân như: dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/ gói tín dụng mục tiêu như cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng

Khoả n

mục

Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Tuyệt đối Tương

đối (%)

Tuyệt đối Tương đối (%) ThU nhập lãi thuần 20.048.054 18.420.024 18.277.255 (1.628.030) (8,12) (142.769) (0,78) Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.152.331 1.278.223 1.520.126 125.892 10,9 241.903 18,9

cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng. Sang năm 2013: dư nợ tín dụng của VietinBank là hơn 460 ngàn tỷ đồng tăng trưởng 13,4% so với năm 2012. Trong đó đặc biệt Vietinbank đã dành khối lượng vốn lớn hàng trăm ngàn tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi khu vực kinh tế Chính phủ khuyến khích như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao.

Tăng trưởng tín dụng vẫn luôn phải đi đôi với công tác quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu là điều làm đau đầu nhức nhối của nhiều ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên

ở Vietinbank, vấn đề này được kiểm soát khá tốt, với mức tỷ lệ nợ xấu luôn ở thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ tín dụng

Đơn vị: %

(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2013, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

Qua biểu trên ta thấy, trừ năm 2012 do tình hình môi trường kinh doanh không được thuận lợi, tăng trưởng kinh tế âm trong 6 tháng đầu năm dẫn đến việc thu hồi vốn khó khăn tỷ lệ nợ xấu là 1.35 %, thì các năm 2011, năm 2013 Vietinbank đều duy trì được

tỷ lệ nợ xấu thấp nhỏ hơn 1%. Điều này là rất đáng khích lệ và phát huy vì tỷ lệ nợ xấu thấp sẽ giúp ngân hàng giảm được những chi phí không đáng có, mô hình chung làm tăng

lợi nhuận hàng năm giúp ngân hàng phát triển bền vững.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Toàn hệ thống Vietinbank đã luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, phát triển an toàn - hiệu quả, chủ động hội nhập, hướng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ket quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này là rất đáng ghi nhận. Dưới đây là bảng tổng kết một số chỉ tiêu chính trong kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

thuần từ hoạt động khác 1.024.103 1.185.599 1.495.146 161.496 15,8 309.547 20,7 Tổng lợi nhuận trước thuế 8.345.822 8.226.238 7.743.970 (119.584) (1,4) (482.268) (5,9) Lợi nhuận sau thuế 6.259.367 6.169.679 5.807.978 (89.688) (1,4) (361.701) (5,9)

Từ bảng trên ta thấy dù hoạt động cho vay vẫn là hoạt động tạo nguồn thu chính cho ngân hàng song nguồn thu từ dịch vụ cũng đang tăng dần lên. Năm 2012 tăng 125.892 triệu tương đương 10,9% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 241.903 triệu

tức là tăng 18,9% so với năm 2012. Đây là kết quả thể hiện sự đầu tư đổi mới sản phẩm của ngân hàng đang phát huy hiệu quả và đúng hướng. Tuy nhiên, các nguồn thu từ lãi trong giai đoạn này lại giảm. Năm 2012, thu nhập thuần giảm 1.628.030 triệu (giảm 8,12%) so với năm 2011, sang năm 2013 tình hình đã khả quan hơn khi thu nhập thuần chỉ giảm 142.769 triệu (giảm 0,78%) so với năm 2012. Sự sụt giảm này có thể giải thích

là do ngân hàng đang xiết chặt hơn việc cho vay để hạn chế nợ xấu, và tình hình kinh tế cũng chưa khả quan để các doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân mạnh dạn vay nhiều. Tổng

lại làm cho tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm 7,2 % từ 6.259.367 triệu VNĐ năm 2011 xuống 5.807.978 triệu VNĐ năm 2013. Cụ thể năm 2012 giảm 1,4% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 5,9% so với năm 2012. Trong bối cảnh kinh tế chưa có dấu

hiệu khả quan như hiện nay thì điều này là chấp nhận được vì các doanh nghiệp vẫn còn

dè chừng trong hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Tuy nhiên để nâng cao lợi nhuận,

Vietinbank cần tập trung hơn nữa đến các hoạt động dịch vụ đặc biệt là phát triển các dịch

vụ quốc tế như: bảo lãnh quốc tế, chuyển tiền...

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 42 - 48)