Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của Vietinbank

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 74 - 75)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1.2 Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của Vietinbank

Nhận thức được sự đóng góp của dịch vụ bảo lãnh vào thu nhập của toàn ngân hàng, bước sang năm 2014, Vietinbank cũng đã vạch ra những định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới cho hoạt động bảo lãnh phát triển nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng nguồn thu cho ngân hàng:

• Đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh: Liên tục phát triển các loại hình bảo lãnh vốn là thế mạnh chủ yếu của ngân hàng như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán... đồng thời cũng phát hành những loại bảo lãnh mới và dịch vụ đi kèm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng phải luôn tiếp tục nghiên cứu và phát triển những sản phẩm bảo lãnh

mới có tính chất hỗn hợp nhưng thuận tiện nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, tránh tình trạng khách hàng có quan hệ với ngân hàng nhưng lại đề nghị ngân hàng khác phát hành bảo lãnh, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng về hoạt động bảo lãnh.

• Nâng cao chất lượng dịch vụ: đầu tư, hiện đại hóa quy trình xử lý nghiệp vụ nhanh chóng và chính xác. Đơn giản hóa thủ tục thực hiện trong quy trình nhưng vẫn cần đảm bảo hiệu quả, tránh rủi ro. Một quy trình đầy đủ, thống nhất, nhanh chóng gọn nhẹ, thuận tiện và an toàn sẽ giúp cho hoạt động bảo lãnh diễn ra lành mạnh có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu khách hàng, giúp nâng uy tín cho ngân hàng cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác.

• Nâng cao chất lượng nguồn lực con người: bổ sung nhân lực có trình độ cao đáp ứng với yêu cầu của công việc. Yếu tố con người là yếu tố không chỉ quyết định đến sự thành bại của riêng nghiệp vụ mà liên quan tới cả ngân hàng.

• Hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh: chú trọng tới chất lượng trong khâu thẩm định khách hàng, nắm vững tình hình tài chính và khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro phát sinh do thông tin bất cân xứng, rủi ro về các khoản nợ quá hạn, cần đảm bảo an toàn cho các khoản cấp bảo lãnh từ đó mới đưa ra quyết định cuối cùng, tránh rủi ro cho ngân hàng.

Với những bước đi hiện tại, bảo lãnh ngân hàng hiện đang chiếm khoảng hơn 15% tổng doanh thu dịch vụ của toàn ngân hàng, năm 2014 mở ra những thách thức cũng như những cơ hội cho Vietinbank, với những phương hướng như đã vạch ra ở trên ngân hàng đặt ra mục tiêu sẽ tăng trưởng doanh số bảo lãnh hơn nữa nhưng cũng song song với tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 74 - 75)