Hoạt động bảo lãnh ngânhàng tại Vietinbank giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 48 - 52)

VIỆT NAM VIETINBANK

2.2.1 Hoạt động bảo lãnh ngânhàng tại Vietinbank giai đoạn 2011-

2.2.1.1 Cơ sở pháp lý điều hành hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank

> Quy định và thông lệ về bảo lãnh do ICC ban hành: quy tắc thống nhất về bảo lãnh

theo yêu cầu - URDG 758, ICC 2009 _

> Các văn bản quy định của pháp luật, chính phủ, NHNN Việt Nam về hoạt động bảo lãnh:

> Các quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của Vietinbank

• Quyết định 1695/QĐ-HĐQT-NHCT quy định về nghiệp vụ bảo lãnh.

• Quyết định 10418/TGĐ-NHCT35 hướng dẫn áp dụng tỉ lệ TSBĐ trong bảo lãnh và phương thức bảo lãnh.

2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ban hành quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh và kết thúc khi hết hạn bảo

lãnh hoặc chấm dứt cam kết bảo lãnh. Bao gồm 6 bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh

Cán bộ bảo lãnh tiếp nhận nhu cầu khách hàng, tư vấn theo yêu cầu về hồ sơ sau đó tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh

Cán bộ phòng bảo lãnh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cung

cấp nhằm xác định được khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh hay không. Quá trình

thẩm định có thời hạn tối đa là 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, trên thực tế

thời gian thẩm định thường ngắn hơn nhiều để đảm bảo yêu cầu của khách hàng.

Bước 3: Ra quyết định bảo lãnh và lựa chọn hình thức phát hành bảo lãnh

Thông thường giám đốc là người được ủy quyền ra quyết định bảo lãnh. Sau khi xem xét và đánh giá báo cáo thẩm định, nếu giám đốc đồng ý hay không đồng ý bảo lãnh

thì sẽ đều ghi rõ nội dung là đồng ý hay không, đồng thời kí tên, ghi rõ ngày tháng và trả

hồ sơ về phòng bảo lãnh.

Trường hợp ra quyết định đồng ý bảo lãnh, theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ chọn hình thức bảo lãnh phù hợp ví dụ như bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo

Trường hợp đồng ý bảo lãnh, cán bộ nghiệp vụ sẽ gửi bản thảo hợp đồng bảo lãnh,

hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp (nếu có) đã được giám đốc ký tên và đóng dấu và các giấy

tờ liên quan khác đến cho khách hàng và gửi thư bảo lãnh cho người nhận.

Bước 5: Ký kết hợp đồng bảo lãnh

Sau khi khách hàng và bên người nhận đã đồng ý với bản thảo mà ngân hàng đưa

ra thì ngân hàng sẽ tiến hành phát hành thư bảo lãnh chính thức và thu phí bảo lãnh của khách hàng.

Bước 6: Kết thúc bảo lãnh

Khi nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng đã chấm dứt do khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ của mình với bên nhận hay do đã hết thời hạn bảo lãnh thì ngân hàng sẽ giải tỏa

hợp đồng bảo lãnh và đưa hồ sơ vào lưu trữ. Còn nếu ngân hàng phải thực hiện bồi thường, khoản bồi thường đó sẽ được ngân hàng tính là một khoản nợ của khách hàng với

ngân hàng và tiến hành thu nợ, nếu khách hành không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ thu khoản ký quỹ hoặc phát mại tài sản cầm cố, thế chấp.

2.2.1.3 Một số quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại Vietinbank

> Các loại hình bảo lãnh tại Vietinbank:

NHCT cung cấp rất đa dạng các loại hình bảo lãnh để đáp ứng nhu cầu của khách

hàng trong và ngoài nước bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, tái bảo lãnh (phát hành bảo lãnh trên cơ sở cam kết bảo lãnh đối ứng của một ngân hàng khác) và các loại bảo lãnh khác.

> Các hình thức phát hành bảo lãnh:

Dịch vụ bảo lãnh Mức/tỷ lệ phí Mức tối thiểu 1. Phát hành bảo lãnh> Đối tượng bảo lãnh

Vietinbank nhận bảo lãnh cho các khách hàng thuộc các đối tượng sau:

• Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hoặc các doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để thực

hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với phạm vi hoạt động hợp pháp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản tương đương theo quy định của luật pháp nước sở tại.

• Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

• Hợp tác xã và các tổ chức, hộ kinh doanh cá thể có đủ điều kiện hoạt động.

> Phạm vi bảo lãnh

Ngân hàng bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây của bên được bảo

lãnh:

• Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay

• Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để thực hiện các dự án hoặc phương án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống.

• Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà

nước.

• Nghĩa vụ khi tham gia dự thầu.

• Nghĩa vụ khi tham gia quan hệ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh, như thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo hành sản phẩm/công trình, nhận và

hoàn trả tiền ứng trước/tiền giữ lại.

• Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thỏa thuận.

Vietinbank không bảo lãnh cho các giao dịch mà ngân hàng đồng thời vừa là bên

bảo lãnh vừa là bên nhận bảo lãnh.

phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng. Dưới đây là bảng phí bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương:

tài khoản tiền gửi tại Vietinbank

Ngoại tệ: 30USD - Phần giá trị không ký quỹ hoặc không

được đảm bảo số dư tài khoản tiền gửi

tại Vietinbank

2%/năm

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w