Rủi ro bồi thường ngoài nghĩa vụtrong thư bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 29 - 30)

Trong trường hợp có nhiều đối tượng cùng tham gia giao dịch (ví dụ như có nhiều nhà thầu cùng tham gia làm một công trình, mỗi một nhà thầu làm một phần công việc khác nhau) thì ngân hàng phát hành bảo lãnh cho đối tượng nào phải phân định được rõ phạm vi trách nhiệm của đối tượng đó trong việc thực hiện giao dịch. Nếu không phân định được sẽ rất dễ gặp rủi ro phải bồi thường cho những vi phạm nghĩa vụ không phải do khách hàng của mình gây ra. Lúc này tuy đã bồi thường cho bên người nhận nhưng ngân hàng không thể đòi khách hàng của mình bồi hoàn lại khoản này.

1.2.2.2 Rủi ro đối với bên được bảo lãnh.

Rủi ro đối với bên được bảo lãnh chủ yếu là rủi ro bên được bảo lãnh phải hoàn trả lại khoản ngân hàng đã trả thay, và khoản này được tính là một khoản nợ xấu tại ngân hàng. Điều này không những làm ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính mà còn làm suy giảm uy tín, hình ảnh của bên được bảo lãnh. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro này có thể là do:

• Sự yếu kém của chính bên được bảo lãnh trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với bên nhận dẫn đến ngân hàng phải tiến thành bồi thường. Do khả năng tài chính không đáp ứng đủ hay do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực ký hợp đồng hay do không nắm bắt kịp thông tin thị trường nên gặp phải những yếu tố bất lợi không thể thực hiện được theo hợp đồng gốc.

• Do sự cản trở hoặc không có thiện chí từ phía bên nhận bảo lãnh dẫn tới bên được bảo lãnh gặp khó khăn không thực hiện nghĩa vụ của mình, tuy nhiên ngân hàng vẫn có trách nhiệm phải bồi thường cho bên nhận và bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ bồi hoàn lại cho ngân hàng.

• Do bên nhận có ý đồ lừa đảo đã cố tình làm giả chứng từ chứng minh bên được bảo lãnh không thực hiện được đúng nghĩa vụ để đòi tiền ngân hàng. Và nếu ngân hàng không đủ tỉnh táo để nhận ra giấy tờ là giả thì sẽ bồi thường và tiến hành đòi khách hàng của mình bồi hoàn.

1.2.2.3 Rủi ro đối với bên nhận bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ đảm bảo cho bên nhận trong các giao dịch kinh tế. Tuy nhiên, bên nhận vẫn có thể gặp phải rủi ro khi yêu cầu bên đối tác hoặc ngân hàng bảo lãnh thanh toán. Đó là trong các trường hợp sau:

• Khi thư bảo lãnh bị làm giả, hoặc được ký phát bởi người không đủ thẩm quyền trong ngân hàng mà do thiếu am hiểu nên bên nhận vẫn chấp nhận thư bảo lãnh đó.

• Do không đánh giá được đúng uy tín, năng lực tài chính của bên được bảo lãnh cũng như bên bảo lãnh trước khi tiến hành ký kết hợp đồng nên khi không được phía đối tác thực hiện đúng nghĩa vụ với mình, bên nhận cũng không đòi được tiền từ phía ngân hàng bảo lãnh.

• Khi hợp đồng kinh tế thay đổi hoặc kéo dài mà vì lý do nào đó người nhận bảo lãnh không thông báo đầy đủ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, hoặc không thể yêu cầu ngân hàng kéo dài thời hạn bảo lãnh.

1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong bảo lãnh

1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w