Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 80 - 82)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.4 Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ

3.2.4.1 Hoàn thiện nội dung quản trị rủi ro

Hoạt động bảo lãnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro: bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động này còn có những rủi ro đặc thù như gian lận, lừa đảo và giả mạo. Do đó ngân hàng cần thiết lập cơ chế quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở hệ thống hóa các đặc trưng trong nhận

diện, phương pháp phòng ngừa xử lý nhằm hạn chế hậu quả có thể xảy ra.Thực hiện tốt quản trị rủi ro là thực hiện tốt bốn bước sau:

Thứ nhất, nhận diện rủi ro: công việc đầu tiên cần tính đến khi nhận diện rủi ro là

định khách hàng, thẩm định dự án, hay tại thẩm quyền của người ký phát chứng thư bảo

lãnh...

Thứ hai, định lượng rủi ro: là bước xác định xác suất xảy ra và tác động của rủi ro

trong nghiệp vụ bảo lãnh đến ngân hàng từ đó đưa ra các quyết định phù hợp lựa chọn phương án phòng ngừa với mức độ chi phí, thời gian bỏ ra tương xứng.

Thứ ba, xử lý rủi ro: từ những phân tích quyết định đã phân tích ở trên về rủi ro bảo lãnh có thể xảy ra, ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Ví dụ

ngân hàng phải thường xuyên giám sát thúc giục bên khách hàng thực hiện hợp đồng để

tránh rủi ro phải bồi thường cho bên nhận.

Thứ tư, kiểm soát rủi ro: theo dõi các rủi ro đã xảy ra, có thể mới xảy ra, có thể sẽ xảy ra. Cố gắng làm thay đổi xác suất và tác động của các rủi ro này. Xây dựng một hệ thống báo cáo các rủi ro đã gặp phải.

3.2.4.2 Nâng cao kiểm soát nội bộ

Mục đích của kiểm soát nội bộ là thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động và chất lượng thông tin kinh tế, tài chính của ngân hàng, giúp cho công tác điều

hành của ban giám đốc ngân hàng trong việc giúp phát hiện và khắc phục khâu yếu kém,

ngăn ngừa sai sót, gian lận trong hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, kết quả kiểm soát

nội bộ sẽ góp phần đắc lực và hiệu quả vào việc đảm bảo thông tin tài chính cung cấp cho

các đối tượng bên ngoài ngân hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng cũng vậy, muốn hoạt động minh bạch thì cần có bộ phận chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát lại. Muốn làm được điều đó, ngân hàng cần thực hiện:

• Để đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng cần không ngừng tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ một cách chặt chẽ; kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình bảo lãnh, phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp

• Ngân hàng cần tăng cường quản lý từng chứng thư bảo lãnh phát ra, tất cả chứng thư bảo lãnh ngân hàng đều phải đưa vào hệ thống quản lý. Khi đó, giám đốc các chi nhánh muốn phát hành chứng thư bảo lãnh buộc phải đăng ký qua hệ thống văn thư, có kiểm soát mới in được. Từ năm 2011, việc phát hành chứng thư bảo lãnh của ngân hàng được thực hiện trên chương trình TF. Tuy nhiên, việc kiểm soát toàn bộ nội dung liên quan như nhập dữ liệu, kiểm tra hạn mức bảo lãnh của khách hàng trên hệ thống.. .mới thực sự được thực hiện hết trên hệ thống trong năm vừa qua, vì vậy vẫn còn có những thiếu sót cần được phát hiện và chỉnh lý sớm để tránh lập lại sai sót tương tự.

• Cần có quy trình kiểm tra chéo, thường xuyên giám sát chặt chẽ thông tin giữa hội sở và chi nhánh, thông tin công khai tại hội sở, trụ sở chi nhánh nhằm khắc phục được hiện tượng ký khống, ký vượt thẩm quyền, sai quy trình.

Mặc dù nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận này là rất cần thiết. Tuy nhiên, yêu cầu của hoạt động kiểm soát nội bộ là chi phí bỏ ra không được vượt quá những lợi ích mà bộ phận này đem lại. Bởi vậy, ngoài việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ thực hiện bảo lãnh, thì để tiết kiệm chi phí hoạt động mà vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả bộ phận này, ngân hàng cần xem xét các vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng một quy trình chuẩn, chi tiết, khoa học, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo quá trình vận hành được thuận tiện. Tiến hành thực hiện kiểm tra thường xuyên, liên tục, và không báo trước cho về lịch trình kiểm toán.

Thứ hai, sử dụng cán bộ kiểm soát là những người có chuyên môn, trình độ giải quyết tìm ra sự việc nhanh chóng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực kiểm toán. Đặc biệt phải lựa chọn những người công tâm, có phẩm chất đạo đức tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 80 - 82)