Kiến nghị đối với chính phủ và ngânhàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 86 - 89)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ và ngânhàng nhà nước

3.3.1.1 Ổn định môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế phát triển ổn định lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tiền tệ - ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Nếu môi trường kinh tế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ vay, thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết, đem đến những rủi ro bất khả kháng đối với các ngân hàng và doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh. Chính vì vậy, chính phủ cần hoạch định chính sách dài hạn về định hướng phát triển nền kinh tế, có các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp. Làm được như vậy, Chính phủ sẽ duy trì được một môi trường thuận lợi, lành mạnh cho hoạt động của ngân hàng. Chính phủ và các cơ quan quản lý ngành ngân hàng nên tăng cường các quy định thận trọng, sự minh bạch chính sách, trách nhiệm giải trình và sự tin tưởng cho cạnh tranh. Chính phủ cũng cần tìm ra một chiến lược hợp lý và hiệu quả

nhằm cải tổ lại hệ thống NHTM tại Việt Nam nhằm giảm rủi ro cho nền kinh tế khỏi sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng yếu kém như ép buộc sát nhập, hay khuyến khích cải tổ để đồng thời tăng tính cạnh tranh và làm lành mạnh cho các NHTM Việt Nam nhất là khi phải đối mặt với sự tranh giành thị phần từ các ngân hàng nước ngoài sau khi nước ta ra nhập WTO.

3.3.1.2 Ổn định chính trị

Chính trị ổn định là một yếu tố giúp thu hút đầu tư nước ngoài và tạo tâm lý ổn định làm ăn cho các doanh nhân trong và ngoài nước phát triển đầu tư tại Việt Nam. Từ đó, việc kinh doanh của cả ngân hàng lẫn khách hàng của ngân hàng đều có nền tảng để phát triển tốt, ít có khả năng những rủi ro bất khả kháng xảy ra gây thiệt hại chung cho cả nền kinh tế cũng như cho ngân hàng. Hiện nay, tình hình chính trị ở nước ta vẫn được duy trì khá ổn định, tuy nhiên đối với một số vùng miền vẫn còn những đối tượng chống phá, gây rối và đặc biệt thời gian gần đây nổi cộm lên vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc, Nhà nước cần có cách giải quyết khôn khéo và triệt để vấn đề này, tránh làm ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của những doanh nghiệp liên quan như: doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển có lịch trình đi qua biển Đông, doanh nghiệp đánh bắt cá, xuất nhập khẩu, khai thác dầu mỏ_

3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Chính phủ và NHNN cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Những năm gần đây, hành lang pháp lý về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đã được dần hoàn thiện tuy nhiên vẫn cần tiếp tục được chỉnh sửa bổ sung. Hơn nữa, văn bản quy định liên quan tới hoạt động này đều là các văn bản dưới luật nên tính ổn định không cao dễ bị vô hiệu hóa trong trường hợp bị điều chỉnh bởi luật khác gây chồng chéo trong sự quản lý và rủi ro cho các bên tham gia giao dịch này, điều này làm dấy lên một số vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung như sau:

Thứ nhất, cần sớm ban hành luật bảo lãnh điều chỉnh giao dịch bảo lãnh đồng bộ. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi hiện nay nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu bảo lãnh quốc tế ngày càng tăng. Với việc ta mới chỉ có những văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia còn mơ hồ, không rõ ràng. Điều này làm tăng rủi ro

trong hoạt động bảo lãnh, nếu chúng ta không có một văn bản luật cụ thể nào thì khi tiến hành giao dịch bảo lãnh với đối tác nước ngoài, các ngân hàng buộc phải dẫn chiếu luật nước ngoài để áp dụng. Nếu chúng ta chưa hiểu chính xác ngôn ngữ và các điều khoản mà họ quy định thì đôi khi sẽ gây thiệt hại cho phía Việt Nam, hoặc đôi khi các điều khoản ấy không áp dụng được với môi trường kinh doanh ở nước ta, nhưng ngân hàng vẫn buộc phải dẫn chiếu gây khó khăn trong thực hiện nghiệp vụ. Chính vì vậy việc ban hành luật bảo lãnh ngân hàng sẽ là một vũ khí giúp các ngân hàng trong nước tự vệ khi tham gia giao dịch bảo lãnh với các đối tác nước ngoài.

Thứ hai, các văn bản quy chế của NHNN về nghiệp vụ bảo lãnh thường chú trọng

về thủ tục thế chấp bảo đảm và hầu như không đề cập đến yếu tố trình tự giao dịch. Do đó, các ngân hàng thực hiện theo cách thức, hiểu biết của mình tạo ra sự bất đồng bộ, khập khiễng trong giao dịch bảo lãnh giữa các ngân hàng.

Thứ ba, về thống nhất nội dung của các văn bản quy định về cùng đối tượng: Một

số quy định trong Quyết định 26 hiện nay không còn phù hợp với Luật các TCTD năm 2010. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế để đảm bảo áp dụng thống nhất trên thực tế. Hiện nay NHNN đã có ban hành thêm Thông tư

28 sửa đổi bổ sung quyết định trên, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở văn bản Thông tư nên tính pháp lý chưa cao.

Thứ tư, về thời hạn bảo lãnh thanh toán thuế: bảo lãnh thuế là hình thức bảo lãnh mới áp dụng ở nước ta vì vậy NHNN cần nghiên cứu sửa đổi các quy định về thời hạn bảo

lãnh và quy định về tỷ lệ an toàn trích lập dự phòng rủi ro của hoạt động bảo lãnh thanh toán thuế của các ngân hàng. Đồng thời chính phủ phải ra các văn bản hướng dẫn để yêu

cầu cục thuế quan chấp nhận hình thức bảo lãnh này rộng rãi và phổ biến hơn.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nên tham gia phê chuẩn công ước quốc tế về hoạt động bảo lãnh như Công ước Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng (Công ước Uncitral), hay URDG 758. Các bảo lãnh dẫn chiếu luật/quy tắc điều chỉnh là quốc gia hay một nguồn luật/quy tắc không được phổ biến rộng rãi rất dễ không được

thống nhất một điều luật chung trong giao dịch, tránh được tình trạng một trong hai đối tác

lựa chọn luật của nước mình trong giao dịch, gây bất lợi cho phía bên kia.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 025 (Trang 86 - 89)