Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 113 - 117)

- Có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao

3.3.2.Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Trước mắt cần chỉnh sửa một số điểm bất hợp lý trong cơ chế quản lý tài chính đối với NHCSXH, tạo điều kiện cho NHCSXH ổn định và phát triển theo hướng bền vững, tự chủ trong các hoạt động của Ngân hàng. Nhà nước không nên áp dụng định mức chi phí quản lý đối với NHCSXH như các đơn vị hành chính sự nghiệp, định mức chi phí quản lý hoạt động, chi phí huy động và quản lý vốn và các chế độ khác cần được xác định căn cứ vào kết quả

hoạt động và qui mô tín dụng Nhà nước giao cho NHCSXH.

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp tham gia Hội đồng quản trị NHCSXH ở trung ương và Ban đại diện Hội đồng quản trị tại địa phương: chức năng chính là tham mưu giúp chính quyền các cấp khai thác và tập trung tiềm lực hỗ trợ các nhân tố quan trọng trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng, tài chính, hệ thống thông tin tiếp thị, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển hệ thống nguồn vốn và tín dụng chính sách xã hội, nhất là giai đoạn này đang trong quá trình thực hiện đổi mới định chế tài chính, tín dụng phù hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước như hiện nay

- Để nguồn vốn hoạt động của NHCSXH ổn định và phát triển bền vững, các khoản thu bù đắp được chi phí và rủi ro… Đề nghị Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét chuyển những nguồn vốn có lãi suất thấp như Vốn kết dư Ngân sách hàng năm, vốn ODA, Vốn vay các tổ chức tài chính quốc tế với lãi suất thấp, hiện đang gửi tại các NHTM để gửi vào NHCSXH góp phần làm giảm và tiến tới chấm dứt cấp bù cho NHCSXH. Trước mắt cần chuyển tiền gửi Kho bạc nhà nước hiện đang gửi tại các tổ chức tín dụng về gửi tại NHCSXH (khoảng 5.000 tỷ đồng). Với số vốn này NSNN sẽ không phải cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý cho NHCSXH (mỗi năm giảm khoảng trên 1.000 tỷ đồng) và hoạt động của NHCSXH sẽ có lợi nhuận để trích lập bổ sung vốn điều lệ và các quỹ cho NHCSXH. Bên cạnh đó, cần bảo lãnh cũng như cho phép NHCSXH thực hiện các dự án có nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài (trong phạm vi, điều khoản nhất định) giúp cho NHCSXH tiếp cận và mở rộng hơn nữa các nguồn vốn ODA.

* *

*

Phát triển hoạt động huy động vốn của NHCSXH Việt Nam cần đảm bảo tuân thủ theo các quan điểm nhất định, và các quan điểm này được phản ánh trong các định hướng lớn NHCSXH cho tới 2020. Đó là: Hoạt động của NHCSXH hội đủ các điều kiện để chuyển sang hẳn định chế tài chính đặc thù vừa thực hiện các chức năng nghiệp vụ như một NHTM

hiện đại, vừa đảm nhiệm phần lớn các dự án, các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ định của nhà nước ; theo định hướng cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính đầy đủ.

Dựa trên các quan điểm trên và kết quả của phân tích thực trạng về các kết quả đạt được cũng như hạn chế - nguyên nhân hạn chế trong phát triển hoạt động huy động vốn hiện tại của NHCSXH, tám nhóm giải pháp đã được luận giải trong chương ba. Đó là (i) Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của phát triển hoạt động huy động vốn; (ii) Xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển hoạt động nói chung và chiến lược về phát triển hoạt động huy động vốn nói riêng; (iii) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; (iv) Tăng cường khả năng tiếp cận của NHCSXH với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế; (v) Nâng cao năng lực điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phòng, ban tại NHCSXH các cấp; (vi) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (vii) Nâng cao tiềm lực tài chính; (viii) Đẩy mạnh và tối ưu hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý. Các giải pháp đều đưa ra trên giác độ cụ thể hóa cho thực tế hoạt động huy động vốn của NHCSXH. Bên cạnh đó, một số kiến nghị cụ thể đã được nêu ra đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các giải pháp và kiến nghị này là tạo điều kiện và giúp NHCSXH Việt Nam phát triển hoạt động huy động vốn mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng và đạt yêu cầu trong quá trình phát triển và dần tiến tới sự tự chủ về hoạt động và tài chính. Từ đó, NHCSXH có điều kiện phát triển mạnh mẽ, tự chủ, thực hiện tốt chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác.

Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng, phân tích các dữ liệu về hoạt động huy động vốn của NHCSXH, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

Thứ nhất, Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về mô hình

NHCSXH, các hoạt động cơ bản, cũng như các vấn đề liên quan đến lý thuyết về hoạt động của loại hình ngân hàng này. Chín nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động của NHCSXH được tổng kết. Kinh nghiệm về phát triển hoạt động của các ngân hàng mang tính chất xã hội của một số quốc gia đã được đúc kết, rút ra năm bài học cho sự phát triển của NHCSXH Việt Nam.

Thứ hai, Phân tích thực trạng hoạt động và đánh giá sự phát triển

hoạt động huy động vốn của NHCSXH Việt Nam. Tác giả khẳng định: mặc dù NHCSXH Việt Nam đã có những nỗ lực phát triển hoạt động huy động vốn của mình cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong thời gian qua, nhưng vẫn trong tình trạng kém phát triển so với tiềm năng và so với yêu cầu của NHCSXH. Các nguyên nhân chủ quan và khách quan đã được phân tích và minh chứng cụ thể.

Thứ ba, với định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể đối với hoạt

động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của NHCSXH, tác giả đã đưa ra tám nhóm giải pháp. Các giải pháp trong luận văn đều dựa trên cơ sở giải quyết các nguyên nhân của hạn chế trong phát triển hoạt động huy động vốn hiện tại, phát huy những nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới, kết hợp với định hướng phát triển hoạt động của NHCSXH trong 10 năm tới. Để thực thi các giải pháp có hiệu quả hơn, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối

với Chính phủ, NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Tác giả hy vọng luận văn đóng góp được một phần nhỏ trong việc phát triển hoạt động huy động vốn của NHCSXH Việt Nam, tạo cơ sở hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn của NHCSXH Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, giảm thiểu được những hạn chế khách quan và chủ quan để NHCSXH hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Theo tác giả, những vấn đề cần nghiên cứu tiếp tập trung vào cụ thể hóa các giải pháp trong luận văn, bao gồm:

- Phát triển các dịch vụ mới đối với NHCSXH (Hiện nay, rất nhiều tổ chức như WB, ADB, các ngân hàng nông thôn trên thế giới và NHCSXH đang tập trung nghiên cứu phát triển các dịch vụ như: bảo hiểm vi mô, ngân hàng điện thoại, Phát triển dịch vụ chi trả tiền kiều hối tại điểm giao dịch tại xã theo định kỳ dựa trên công nghệ kết nối Internet qua điện thoại để bàn không dây).

- Xây dựng/hoàn thiện chiến lược phát triển hoạt động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng cho NHCSXH.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho hệ thống NHCSXH.

Phạm vi của đề tài rộng, nội dung có nhiều vấn đề đang là mối quan tâm của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như của NHCSXH. Tác giả mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài được tiếp tục được nghiên cứu cũng như có những giải pháp sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn đối với việc phát triển hoạt động huy động vốn của NHCSXH.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 113 - 117)